221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
535354
10 nhân tố tác động tới bầu cử Tổng thống Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
10 nhân tố tác động tới bầu cử Tổng thống Mỹ
,

Nếu cuộc đua giữa Tổng thống Bush và TNS Kerry gay cấn giống như phán đoán của nhiều người, khó có thể xác định người thắng cuộc. Trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần nữa là đến ngày bầu cử chính thức, xin nêu ra 10 nhân tố có thể thay đổi, tác động tới kết quả bầu cử.

Soạn: AM 176263 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
TNS Kerry phát biểu tranh cử.

1. Các cuộc thăm dò dư luận và cách thức đăng tải

15 ngày cuối cùng trước bầu cử, một cuộc thăm dò do Viện Gallup/CNN/USA Today tiến hành hôm 17/10 cho thấy, ông Bush đang dẫn 8 điểm so với TNS bang Massachusetts (52/44 - sai số 3 %).

Kết quả này nhìn chung khớp với cuộc thăm dò dư luận do tờ Washington Post tiến hành đối với các cử tri tham gia bầu cử trong đó tỉ lệ ủng hộ ông Bush là 50% so với 47% của ông Kerry. Cuộc thăm dò này cũng có sai số 3%.

Một cuộc khảo sát khác do tờ New York Times và CBS News cho thấy hai ứng viên đang ở thế giằng co (45/45) trong khi ứng viên độc lập Ralph Nader giành được 2%.

Trước thực trạng này, đội ngũ tranh cử của ông Bush và TNS Kerry đều có lý do để lo ngại về ảnh hưởng của các con số trong thăm dò dư luận đối tới kết quả chính thức. Chỉ cần một số nhỏ người ủng hộ một trong hai ứng viên cho rằng ứng viên của họ sẽ không giành chiến thắng, họ có thể không ngần ngại gì trong việc bỏ phiếu.

Điều này giải thích tại sao nhóm MoveOn.org chống đối Tổng thống Bush đã khai màn cuộc tấn công nhằm vào viện Gallup hồi tháng 9. Nhóm này đã chi 68.000 USD để đăng một trang quảng cáo trên tờ New York Times với tựa đề: "Gallup hãy chính xác. Tại sao cơ quan thăm dò dư luận hàng đầu của Mỹ lại mắc sai lầm?"

2. Tình hình Iraq

Với bài phát biểu tại Đại học New York hôm 20/9, ông Kerry đã quyết định biến bầu cử thành một cuộc thăm dò dư luận về quyết định tiến hành chiến tranh của Tổng thống Bush.

"Tấn công Iraq đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử và nếu chúng ta không thay đổi tình trạng này, trước mắt chúng ta, sẽ chỉ là một cuộc chiến không hồi kết", trích bài phát biểu của TNS Kerry.

Phát biểu trong chuyến tranh cử tại bang New Jersey hôm 18/10, ông Bush nói:"TNS Kerry tin rằng chống lại Abu Musab al-Zarqawi và những phần tử khủng bố khác tại Iraq là sự chệch hướng khỏi cuộc chiến khủng bố. Tôi tin rằng đấu tranh và đánh bại những tên sát nhân này tại Iraq là nhiệm vụ chính của cuộc chiến chống khủng bố".

3. Những cử tri truyền thống

Soạn: AM 176265 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Bush tranh cử tại Rochester, Minnesota.

Theo một nghiên cứu do Cơ quan Điều tra dân số tiến hành liên quan tới cuộc bầu cử năm 2000, số người tham gia bầu cử đông nhất trong độ tuổi từ 65-74 với 72%. Số công dân trong độ tuổi 18-24 chiếm tỉ lệ bỏ phiếu thấp nhất (36%), chỉ bằng 1/2 số người tham gia bỏ phiếu độ tuổi 65-74.

Hiện tượng tương tự cũng xảy ra trong kỳ bầu cử năm 2002 với số cử tri bỏ phiếu đông nhất thuộc độ tuổi 65-74. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi đội ngũ tranh cử của hai bên đều đặt hy vọng và lo lắng vào các cử tri cao tuổi, phần lớn trong số này nhận được trợ cấp an sinh xã hội và chăm sóc y tế.

Tổng thống Bush đã dùng các cuộc tranh luận trực tiếp với đối thủ John Kerry để "quảng cáo" những lợi ích từ chính sách bán thuốc theo đơn đối với người được chăm sóc y tế.

Hôm 18/10, đội ngũ tranh cử của Kerry đã khởi động một chiến dịch quảng cáo chỉ trích ông Bush vì kế hoạch "gây sốc hồi tháng 1" nhằm tư nhân hoá hệ thống an sinh xã hội.

Kể từ chiến dịch tranh cử năm 2000, Tổng thống Bush đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ người lao động trẻ được quyền trích một phần khoản thuế an sinh xã hội và đầu tư vào khoản trợ cấp hưu trí. Ông cũng tuyên bố sẽ không ủng hộ việc giảm trợ cấp đối với những hưu trí hiện tại và người sắp về hưu.

Những người chỉ trích quan điểm tài khoản hưu trí cá nhân đặt câu hỏi rằng chính phủ sẽ lấy ngân sách ở đâu để chi trả cho các khoản trợ cấp hiện nay một khi lao động trẻ được quyền chuyển một phần khoản thuế thu nhập sang tài khoản hưu trí của họ.

Và hiện nay, 3 bang có tỉ lệ dân số già cao nhất nước Mỹ là Florida, Pennsylvania và Tây Virginia cũng chính là những bang trọng điểm, nơi hai ứng viên tranh giành từng lá phiếu.

4. Những người ít có khả năng bỏ phiếu

Các thành viên đảng Dân chủ hiện đang tranh thủ những người ít có khả năng bỏ phiếu, tìm cách thuyết phục thanh niên Mỹ rằng họ nên tham gia bỏ phiếu năm nay vì Tổng thống Bush sẽ vận động Quốc hội sửa đổi lại dự thảo luật quân ngũ.

Hiện ông Bush đang phản đối việc trình dự thảo luật ra Quốc hội để bàn bạc.

5. Cử tri mới đăng ký

Soạn: AM 176275 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Kerry vận động tranh cử tại Pennsylvania.

Từ nay tới ngày bầu cử và sau bầu cử vài ngày, đội ngũ tranh cử của ông Bush và TNS Kerry đều không biết được mức độ thành công của họ trong việc vận động cử tri mới tham gia đăng ký và thuyết phục họ bỏ phiếu.

Liên minh chống Bush America Votes, bao gồm CLB Sierra, AFL-CIO, League of Conservation Voters và Moveon.org Voter Fund đã vận động 2,5 triệu cử tri mới đăng ký. Giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Bush, Ken Mehlman tuần trước cho biết đảng Dân chủ trông đợi nhiều vào các nhóm thuộc lực lượng thứ 3 để xây dựng đội ngũ cử tri mới trong khi đảng Cộng hoà tự mình xây dựng đội ngũ này.

6. Cử tri đăng ký vào ngày bầu cử

Người ta có thể cho rằng tất cả những cử tri tiềm năng tỏ ra quan tâm tới cuộc tỉ thí đều đã bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sớm ở các bang như Colorado và Florida, hoặc đã đăng ký đi bỏ phiếu vào ngày Bầu cử.

Song có thể có một vài nhóm nhỏ cử tri đủ tư cách và quan tâm tới bầu cử vì lý do nào đó chưa đăng ký. Những người này có thể quyết định đăng ký và bỏ phiếu vào đúng ngày bầu cử tại 4 tiểu bang cho phép hình thức này như Minnesota, New Hampshire, Wisconsin và Wyoming.

Trong số 4 tiểu bang nói trên, bang Wyoming nơi có số đông thành viên đảng Cộng hoà không được coi là bang hai ứng viên ở thế "giằng co". Chỉ cần một số nhỏ cử tri đăng ký vào ngày bầu cử có thể cân bằng lực lượng.

7. Thành viên đảng Dân chủ Lieberman

Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, bang Connecticut đã không đủ tiêu chuẩn để nhận sự đề cử của đảng Dân chủ. Trong vòng bầu chọn ứng viên sơ bộ hồi tháng 1 tại New Hamspshire, ông Lieberman chỉ dành được 8,5% phiếu.

Tuy nhiên, ông Lieberman vẫn ủng hộ một số thành viên đảng Dân chủ, những người mạnh mẽ hơn ông Kerry trong vấn đề an ninh quốc gia và Iraq. Họ cho rằng Tổng thống Bush đã đúng khi lật đổ Saddam Hussein, song cũng như ông Lieberman, họ ủng hộ quan điểm của ông Kerry về môi trường, phá thai, an ninh xã hội và một số vấn đề khác.

8. Thành viên đảng Cộng hoà theo Rockefeller

Soạn: AM 176279 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Kerry và vợ bắt tay cử tri tại Pittsburg, Pennsylvania.

Hãy suy nghĩ về nhóm những thành viên có tên gọi giống cựu Thống đốc bang New York. Có một người như vậy vẫn đang phục vụ trong đội ngũ của Tổng thống Bush, đó là Ngoại trưởng Colin Powell.

Những nhân vật này có xu hướng đi theo chủ nghĩa tự do trong các vấn đề như nạo phá thai và hôn nhân đồng tính. Song cũng tỏ ra "dễ tính" với các quan điểm ủng hộ "doanh nghiệp" truyền thống của đảng Cộng hoà. Một địa điểm được coi là nơi "tập trung" phái Cộng hoà Rockefeller chính là hạt Montgomery - một trong những hạt lớn nhất tại bang trọng điểm Pennsylvania. Hồi năm 2000, Tổng thống Bush chỉ nhận được 44% phiếu ủng hộ tại hạt này.

9. Các cử tri ủng hộ Nader tại những bang "giằng co"

Nader hiện đang trong danh sách ứng viên tại 35 bang. Nếu như quan niệm rằng cử tri ủng hộ Nader sẽ bỏ phiếu cho ông Kerry trong trường hợp ông Nader không có tên trong danh sách ứng viên, thì có thể sẽ có một số cử tri ủng hộ Kerry bỏ phiếu cho Nader tại 8 bang trọng điểm như Colorado, Florida, Maine, Minnesota, New Hampshire, New Mexico và Wisconsin.

Đó là lý do tại sao các nhà hoạt động đảng Dân chủ tại những bang trọng điểm tích cực kêu gọi ông Nader từ bỏ tranh cử.

10. Thời tiết vào ngày bầu cử

Nhân tố cuối cùng có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử mà các nhà chiến lược thuộc đội ngũ tranh cử của ông Bush hay Kerry đều không thể thay đổi chính là thời tiết.

Vào ngày bầu cử, 7 trong số những bang trọng điểm là New Hampshire, Maine, Minnesota, Wisconsin, Iowa, Ohio và Colorado đều có "truyền thống" xảy ra bão mùa thu, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu.

Lấy ví dụ như bang Minnesota, bắt đầu từ lễ Halloween năm 1991, một trận bão kéo dài 3 ngày đã khiến tuyết rơi dày tại vùng Duluth và thủ phủ Minneapolis. Tuyết, mưa đá và bùn có thể gây nguy hiểm đối với người lái xe. Nếu như một trận bão như vậy đổ bộ vào Minnesota vào đêm trước ngày bầu cử, ai sẽ sẵn sàng tới hòm phiếu? Giữa ông Bush và ông Kerry, ai sẽ giành được tỉ lệ ủng hộ cao hơn của những người lái xe 4 bánh?

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,