221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
521258
Diễn biến chi tiết buổi tranh luận Tổng thống (phần 1)
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Diễn biến chi tiết buổi tranh luận Tổng thống (phần 1)
,

Ngày 1/10, tại khuôn viên đại học Miami đã diễn ra buổi tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Bush và TNS John Kerry về vấn đề chính sách đối ngoại. Người điều phối buổi tranh luận là Jim Lehrer, thuộc chuyên mục "The NewsHour", Hệ thống truyền hình công cộng (PBS). Dưới đây là chi tiết buổi tranh luận:

Soạn: AM 158455 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2004.

Dẫn chương trình Jim Lehrer: Xin gửi tới các bạn lời chào buổi tối từ Trung tâm hội thảo đại học Miami, Coral Gables, bang Florida. Tôi là Jim Lehrer. Chào mừng các bạn đến với buổi tranh luận tổng thống đầu tiên năm 2004 giữa đương kim Tổng thống George W. Bush - ứng viên đảng Cộng hoà và Thượng nghị sĩ John Kerry - ứng viên đảng Dân chủ.

Các cuộc tranh luận được bảo trợ bởi Uỷ ban phụ trách tranh luận Tổng thống. Buổi tranh luận đêm nay sẽ kéo dài trong 90 phút và được tiến hành dựa trên các quy tắc mà đại diện của hai ứng viên đã nhất trí.

Chủ đề hôm nay là chính sách đối ngoại và an ninh nội địa, tuy nhiên, từng chủ đề cụ thể đã do tôi lựa chọn. Tôi cũng là người soạn câu hỏi và các ứng cử viên cũng như không một ai biết trước nội dung các câu hỏi.

Đối với mỗi câu hỏi, mỗi người chỉ có 2 phút để trả lời và người còn lại có 90 giây để phản bác theo sự suy xét của cá nhân tôi. Đèn xanh sẽ được bật lên khi thời gian chỉ còn 30 giây cho việc trả lời, đèn vàng là 15 giây và đèn đỏ là 5 giây. Sau đó, một tia loé đỏ báo hiệu thời gian đã hết. Cũng sẽ có một hệ thống còi dự phòng nếu cần thiết.

Các ứng cử viên có thể không được phép đặt câu hỏi trực tiếp cho đối phương. Sẽ có phần phát biểu kết thúc kéo dài 2 phút song sẽ không có phát biểu khai mạc.

Trong hội trường này, khán giả sẽ ngồi yên lặng trong suốt 90 phút trừ lúc này, các bạn hãy cùng tôi chào mừng Tổng thống Bush và TNS Kerry.

Chào buổi tối Ngài Bush, Thượng nghị sĩ Kerry. Theo kết quả tung đồng xu, câu hỏi đầu tiên dành cho ngài Kerry. Ngài có 2 phút.

Ông tin mình có thể xoay xở tốt hơn Tổng thống Bush trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố kiểu 11/9 khác nhằm vào nước Mỹ hay không?

Soạn: AM 158461 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quang cảnh buổi tranh luận trực tiếp.

Thượng nghị sĩ John Kerry: Có, tôi hoàn toàn tin. Song trước khi đi vào câu trả lời, tôi xin cảm ơn ông đã điều phối buổi tranh luận hôm nay. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Đại học Miami nơi đã tổ chức sự kiện này. Và tôi biết rằng Tổng thống sẽ cùng tôi chào mừng tất cả những người dân tại bang Florida tới với cuộc tranh luận hôm nay. Các bạn đã phải trải qua những tuần khó khăn mà hiếm ai có thể tưởng tượng được. Trái tim của chúng tôi đang hướng về các bạn và chúng tôi ngưỡng mộ sự can đảm cũng như tính kiên nhẫn của các bạn.

Vâng, tôi có thể bảo vệ nước Mỹ tốt hơn Tổng thống Bush. Tôi tin cả Tổng thống Bush và tôi đều yêu đất nước này như nhau. Song chúng tôi có những biện pháp trái ngược để làm nước Mỹ an toàn. Tôi tin Mỹ sẽ an toàn và hùng mạnh nhất khi chúng ta lãnh đạo thế giới và lãnh đạo một liên minh mạnh.

Tôi sẽ không bao giờ trao quyền phủ quyết về an ninh của chúng ta cho bất kì quốc gia nào. Nhưng tôi cũng biết phải làm sao để lãnh đạo những liên minh ấy. Tổng thống của chúng ta đã để các liên minh đổ vỡ tan tành và giờ đây con số lính Mỹ thương vong tại Iraq chiếm 90% tổng số thương vong. Nước Mỹ cũng phải chịu 90% phí tổn cho cuộc chiến này.

Theo tôi, đó là một sai lầm và chúng ta có thể làm tốt hơn. Tôi có một kế hoạch tốt hơn đối với an ninh nội địa. Tôi cũng có một kế hoạch tốt để có thể chống khủng bố bằng cách tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ, tăng cường khả năng tình báo,  bằng cách chi tiêu có căn cứ hơn. Chúng ta cũng có thể chống khủng bố bằng việc tăng cường các liên minh, vươn ra thế giới Hồi giáo - điều mà Tổng thống không làm và bắt đầu cô lập những phần tử Hồi giáo cực đoan, không để chúng cô lập nước Mỹ.

Tôi biết tôi có thể làm tốt công việc tại Iraq. Tôi có một kế hoạch để tham khảo ý kiến các đồng minh, điều mà Tổng thống cho tới giờ vẫn chưa làm được - không có khả năng đưa mọi người tới bàn thảo luận.

Chúng ta có thể huấn luyện lực lượng Iraq để họ tự bảo vệ mình tốt hơn và tôi biết chúng ta có thể làm tốt hơn công việc chuẩn bị cho bầu cử tại quốc gia này.

Lehrer: Ông Bush, ông có 90 giây để phản biện

Soạn: AM 158465 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chân dung Tổng thống Bush.

Tổng thống George W. Bush: Đến lượt mình, tôi cũng xin cảm ơn Đại học Miami và khẳng định rằng mọi lời cầu nguyện của chúng tôi đều dành cho các bạn, những người đã phải chịu đựng rất nhiều trong thời gian qua.

Sự kiện 11/9 đã thay đổi cách nước Mỹ đánh giá thế giới. Và kể từ ngày đó, đất nước chúng ta đã theo đuổi một chiến lược lâu dài nhằm bảo đảm sự an toàn của quốc gia. 'Chúng ta truy lùng Al Qaeda ở khắp mọi nơi. 75% số thành viên cao cấp của mạng lưới khủng bố này đã bị đưa ra xét xử và số còn lại chúng ta vẫn đang truy lùng.

Chúng ta vẫn duy trì quan điểm rằng nếu bạn bao che cho khủng bố, bạn cũng có tội giống như khủng bố. Và giờ đây, Taliban không còn nắm chút quyền lực nào. 10 triệu người đã đăng ký bỏ phiếu tại Afghanistan vào kỳ bầu cử tới.

Tại Iraq, chúng ta nhìn thấy mối đe doạ, và chúng ta nhận thấy rằng sau ngày 11/9, chúng ta phải nghiêm túc xem xét những đe doạ này trước khi chúng trở thành hiện thực. Saddam Hussein đang ở trong tù. Rõ ràng, nước Mỹ và thế giới bình yên hơn.

Chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ngăn chặn những quốc gia phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Libya đã đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân. Mạng lưới của A.Q. Khan đã bị đưa ra ánh sáng công lý.

Và chúng ta cũng đang theo đuổi chiến lược tự do trên toàn thế giới bởi vì tôi hiểu rằng các quốc gia tự do sẽ phản đối khủng bố. Quốc gia tự do sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân họ. Quốc gia tự do sẽ giúp chúng ta đạt được nền hoà bình hằng mong muốn.

Lehrer: Một câu hỏi mới cho ông Bush. Hai phút.

Ngài có tin rằng việc chọn Thượng Nghị sĩ Kerry làm tổng thống ngày 2/11 tới sẽ làm tăng khả năng Mỹ phải hứng chịu một cuộc tấn công khác, kiểu 11/9 hay không?

Soạn: AM 158467 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Bush bảo vệ quan điểm của mình.

Ông Bush: Không, tôi không tin điều đó sẽ xảy ra. Tôi tin tôi sẽ thắng bởi vì người Mỹ hiểu rằng tôi biết cách lãnh đạo. Tôi đã chứng tỏ cho người Mỹ thấy tôi biết phải lãnh đạo như thế nào.

Tôi hiểu mọi người dân trên đất nước này không hoàn toàn đồng ý với quyết định tôi đưa ra. Và tôi đã có những quyết định cứng rắn. Song họ hiểu được quan điểm của tôi. Những người đang lắng nghe tôi nói biết tôi tin vào điều gì. Và đó là: làm thế nào để giữ hoà bình?

Đất nước này có một sứ mệnh thiêng liêng là phải đánh bại thứ lý tưởng của lòng căm thù. Những người theo lý tưởng này là những kẻ sát nhân, chúng không chỉ tàn sát ở đây, mà cả trẻ em Nga, tấn công không thương tiếc tại Iraq hòng làm lung lay ý chí của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải đánh bại kẻ thù, có nghĩa vụ phải bảo vệ con, cháu chúng ta.

Cách tốt nhất để đánh bại chúng là không bao giờ nao núng, hãy vững vàng, sử dụng mọi tài sản cần thiết để có thể luôn ở thế tấn công, đồng thời phổ biến sự tự do.

Đó là điều người ta chúng kiến tại Afghanistan. 10 triệu công dân đã đăng ký bầu cử. Đây là một con số kỳ lạ. Họ đã có cơ hội được tự do và họ sẽ tham gia bỏ phiếu. 41% trong số 10 triệu người này là phụ nữ.

Tại Iraq, rõ ràng, công việc rất khó khăn. Bạn có biết tại sao không? Bởi vì kẻ thù của chúng ta nhận biết được hiểm hoạ. Kẻ thù hiểu rằng một nước Iraq tự do sẽ đánh bại thứ lý tưởng hận thù của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chiến đấu kiên cường.

Kẻ thù xuất hiện ở Afghanistan vì chúng muốn đánh bại chúng ta nhưng không thành. Và chúng cũng xuất hiện tại Iraq vì cùng lý do này. Chúng đang tìm cách đánh bại ta.

Nếu mất ý chí, chúng ta sẽ thua. Nhưng nếu chúng ta vững vàng và thống nhất, chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù.

Lehrer: 90 giây phản biện, Thượng nghị sĩ Kerry.

TNS Kerry: Tôi đồng ý rằng chúng ta phải vững vàng, thống nhất và quyết tâm. Tôi sẽ truy lùng và tiêu diệt quân khủng bố dù chúng ở đâu.

Soạn: AM 158469 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai ứng viên trên bục tranh luận.

Song chúng ta cũng cần phải thông minh, Jim. Thông minh ở đây không có nghĩa là lái sự quan tâm của bạn khỏi cuộc chiến chống khủng bố thực sự tại Afghanistan và hướng sang Iraq, nơi Uỷ ban điều tra 11/9 khẳng định rằng: không hề có mối liên hệ giữa vụ 11/9 và Saddam Hussein, nơi mục tiêu tiến hành chiến tranh là vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà không phải là lật đổ Saddam Hussein.

Rất lấy làm tiếc khi phải nói rằng Tổng thống đã phạm một sai lầm lớn khi đánh giá tình hình. Và khả năng đánh giá là yếu tố chúng ta tìm kiếm ở một vị Tổng thống Mỹ.

Tôi tự hào khi có nhiều nhân vật quan trọng thuộc quân đội đang ủng hộ tôi trong cuộc đua này, phải kể đến là: cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân John Shalikashvili; con trai Tướng Eisenhower - Tướng John Eisenhower; Đô đốc William Crown, Tướng Tony McBeak. Tất cả đều tin rằng tôi sẽ trở thành một vị Tổng tư lệnh mạnh mẽ hơn. Họ tin vào điều này bởi vì họ biết tôi sẽ không rời mắt khỏi mục tiêu chính: Osama bin Laden.

''Thật không may mắn, y đã thoát khỏi vòng vây được giăng ra tại vùng núi Tora Bora, Afghanistan. Chúng ta đã bao vây nhưng chúng ta đã không sử dụng quân đội Mỹ - lực lượng thiện chiến nhất trên thể giới để tiêu diệt tên trùm khủng bố. Trái lại, Tổng thống đã tin vào những lãnh chúa địa phương. Đó là sai lầm.

LEHRER:  Một câu hỏi khác, 2 phút cho TNS Kerry.

Ngài nói: "Những đánh giá sai lầm to lớn". Theo quan điểm của ngài, Tổng thống Bush đã có những phán đoán sai lầm to lớn nào trong vấn đề này?

TNS Kerry: Ông muốn tôi bắt đầu từ đâu?

Trước tiên, Tổng thống đã sai lầm khi nói với nước Mỹ rằng ông sẽ xây dựng một liên minh thực sự, rằng ông sẽ bàn bạc mọi biện pháp do LHQ đề xuất và xem xét kỹ quá trình thanh sát.

Trên thực tế, ông thậm chí không muốn làm điều này. Mãi tới khi cựu Ngoại trưởng Jim Baker và Tướng Scowcroft cùng những người khác công khai yêu cầu Tổng thống phải tới LHQ, ông mới thay đổi ý định và đưa vấn đề ra LHQ.

Soạn: AM 158471 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai ứng viên đứng trên sân khấu trải thảm đỏ.

Tổng thống cũng cam kết với người Mỹ rằng quyết định tiến hành chiến tranh của ông là phương sách cuối cùng. "Phương sách cuối cùng". Bạn có thể nhìn vào mắt các bậc phụ huynh và nói: "Tôi đã làm mọi cách trong khả năng của mình để bảo vệ mạng sống cho con trai, con gái ông bà" hay không? Tôi không tin Mỹ đã làm điều này mà gạt sang một bên các đồng minh của chúng ta.

Và giờ đây chúng ta chịu 90% thương vong và 90% chi phí. 200 tỉ USD lẽ ra có thể dùng để chăm sóc y tế, giáo dục, xây dựng, quan tâm tới người già dùng thuốc theo đơn. Vậy mà số tiền này lại đổ vào Iraq.

Vả lại, Iraq cũng không phải là trọng tâm của cuộc chiến chống khủng bố. Trọng tâm chính là Afghanistan, nơi có nhiều lính Mỹ bị giết hồi năm ngoái, nơi sản lượng cây thuốc phiện chiếm 75% toàn thế giới, nơi 40-60% tiềm năng kinh tế dựa vào thuốc phiện và cũng là nơi các cuộc bầu cử đã phải hoãn lại 3 lần.

Tổng thống Bush đã điều chuyển quân đội, theo đó tăng số quân tại Iraq lên gấp 10 lần so với quân số tại Afghanistan - nơi Osama bin Laden đang ẩn náu. Phải chăng điều này có nghĩa Saddam Hussein quan trọng gấp 10 lần Osama bin Laden? Tôi không cho là vậy.

LEHRER:  90 giây phản biện, ông Bush

Tổng thống Bush: Đối thủ của tôi đã nhìn vào bản báo cáo tình báo mà tôi từng xem và tuyên bố năm 2002, với nội dung: Saddam Hussein là một mối đe doạ lớn.

Ông ấy cũng phát biểu hồi tháng 12/2003 rằng bất kì ai nghi ngờ thế giới sẽ an toàn hơn nếu không có Saddam Hussein không có đủ tư chất để trở thành Tổng thống. Tôi đồng ý với ông ấy. Thế giới đang tốt đẹp hơn khi vắng bóng Saddam Hussein.

Tôi hy vọng biện pháp ngoại giao sẽ đem lại kết quả. Tôi hiểu được hậu quả nghiêm trọng nếu đưa quân đội vào nơi nguy hiểm. Đó là quyết định khó nhấ mà một tổng thống phải đưa ra. Vì vậy tôi đã tới LHQ. Tôi không cần ai phải nhắc tôi tới LHQ. Tôi đã tự quyết định tới đó.

Soạn: AM 158473 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai ứng viên Tổng thống bắt tay nhau kết thúc buổi tranh luận.

Và tôi đi với y vọng rằng thế giới sẽ đoàn kết để buộc Saddam phải nghe theo yêu cầu của chúng ta. Họ đã thông qua nghị quyết yêu cầu: "Phế truất, giải giáp vũ khí nếu không sẽ phải lãnh hậu quả xấu". Tôi tin khi một cơ quan quốc tế lên tiếng, họ sẽ làm theo điều họ nói.

Nhưng Saddam Hussein không hề có ý định giải giáp. Tại sao ông ta lại vậy? Đã có 16 nghị quyết khác liên quan tới Saddam mà không có nghị quyết nào trở thành hiện thực. Đối thủ của tôi đề cập về các thanh sát viên. Thực tế là ông ta đã lừa dối các thanh sát viên một cách có hệ thống. Ông ta đã hy vọng chúng ta sẽ bỏ đi. Song thật may mắn còn có những người khác bên cạnh ông ta tin rằng chúng ta nên hành động.

Và chúng ta đã hành động. Thế giới giờ đây đã bình yên hơn khi không có Saddam Hussein.

* Còn tiếp

  • Tân Huyền - (Tổng hợp) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,