Ngày mai (1/7), người dân Iraq sẽ có cơ hội thấy cựu lãnh đạo Saddam Hussein "bằng xương bằng thịt" cùng 11 quan chức cao cấp chế độ cũ xuất hiện tại Toà án đặc biệt Iraq, thủ đô Baghdad.
Việc xét xử Saddam tại toà án Iraq là dấu hiệu cho thấy người Iraq đang tự mình giải quyết vấn đề sau khi được tiếp nhận chủ quyền từ tay liên quân hôm 28/6 vừa qua. Tuy nhiên, do vấn đề an ninh, Thủ tướng lâm thời Iraq Iyad Allawi đã yêu cầu liên quân "giúp quản chế" Saddam cùng các tù nhân chiến tranh khác trong nhà giam Mỹ cho tới khi "người Iraq thiết lập được cơ sở an toàn để giữ các tù nhân" và bảo đảm họ không thể trốn thoát.
Phiên toà xét xử cựu lãnh đạo 67 tuổi này được coi là sự kiện gây chấn động dư luận mạnh mẽ nhất trong lịch sử tư pháp Iraq, kích thích sự quan tâm của người
Một vài thông tin khác liên quan tới phiên toà ngày mai |
Chánh án Toà án Đặc biệt xét xử Saddam: ông Salem Chalabi, cháu của Ahmed Chalabi, người một thời là đồng minh của Mỹ. Địa điểm xét xử: Phòng xử án có tháp chuông đồng hồ nổi tiếng bên trong Vùng Xanh, Baghdad. Các bị cáo đầu tiên ra hầu toà cùng Saddam: em họ Saddam là Ali Hassan al-Majid (Ali hoá học), cựu Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan, cựu Phó Thủ tướng Tariq Aziz, cựu Trợ lý Tổng thống Abid Hamid al-Tikriti, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad al-Tal, Tư lệnh khu vực thuộc đảng Baath Aziz Salih al-Numan, cựu Giám đốc cơ quan tình báo Hasan al-Tikriti, Em kế của Saddam đồng thời là cựu Bộ trưởng Nội vụ Ibrahim al-Tikriti, cựu Phó thủ tướng Iraq kiêm Tư lệnh khu vực Hamza al-Zubaidi, cựu chỉ huy đội Vệ binh Cộng hoà Sultan Tikriti, cựu chỉ huy lực lượng tình báo quân đội Iraq Aziz al-Douri. Phiên toà có thể sẽ được quay phim để phát trước công chúng. Nếu vậy, đây sẽ là những hình ảnh đầu tiên về nhà cựu lãnh đạo Iraq được công bố từ sau lần "kiểm tra răng miệng" ngày 13/12 năm ngoái. |
Iraq giống như phiên toà O.J. Simpson từng "cuốn hút" người Mỹ. Nếu như phiên toà O.J. phản ánh sự chia rẽ giữa người Mỹ da trắng và Mỹ da đen thì phiên toà xét xử Saddam có thể sẽ nêu bật sự cách biệt giữa những người Iraq vốn hưởng lợi trong thời gian 24 năm Saddam cầm quyền và những người bất mãn với chế độ đó.
Theo nhận định của một số nhân vật tại Baghdad, phiên toà có thể tạo ra làn sóng đối đầu giữa một bên là những người ủng hộ cựu lãnh đạo Iraq và bên kia là những người phản đối ông, thậm chí làm gia tăng những cuộc tấn công khủng bố.
Bồi thẩm đoàn
Cựu lãnh đạo Saddam Hussein cùng 11 cựu thành viên đảng Baath sẽ được xét xử tại Toà án Đặc biệt Iraq vốn được thành lập theo đề xuất của Hội đồng điều hành Iraq (IGC).
Taha Rassin Ramadan, cựu Phó Tổng thống Iraq thời Saddam. |
Các thẩm phán của toà án này do IGC trực tiếp chỉ định và được chia thành nhiều ban, mỗi ban gồm 5-7 người để xét xử các trường hợp. Những thẩm phán này có thể nhận được sự trợ giúp của các "cố vấn" quốc tế.
Thẩm phán và các công tố viên đều đã được tham gia khoá huấn luận đặc biệt bao gồm lớp bổ trợ về luật quốc tế và nghiên cứu những tội ác mà các bị cáo có thể bị buộc tội.
Do tính chất phức tạp của vụ việc và có quá nhiều bằng chứng sẽ được đưa ra, quá trình xét xử có thể sẽ kéo dài tới tận cuối năm 2004.
Những điều luật sẽ được áp dụng
Quá trình xét xử sẽ dựa vào một bộ luật gồm các điều luật hình sự của Iraq và quy tắc quốc tế như Công ước Geneva cùng kinh nghiệm của một số toà án thuộc loại này trên thế giới như Toà án xét xử tội phạm chiến tranh Rwanda.
Người ta sẽ lọc từ 30 tấn tài liệu để chọn ra những chứng cứ điển hình, cụ thể để buộc tội Saddam. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Quốc gia hồi tháng 4, Chánh án Toà án Đặc biệt Iraq, ông Salem Chalabi cho biết những bằng chứng được đưa ra bao gồm bản tài liệu năm 1983 miêu tả quá trình sát hại 5.000 thành viên bộ tộc Kurd Barzani. Cũng theo ông Chalabi, công tố viên đã thu được một cuộn băng ghi âm giọng nói của Saddam, trong đó nhà cựu lãnh đạo Iraq đích thân ra lệnh tiêu diệt bộ tộc Barzani.
Bên cạnh các chứng cứ bằng văn bản, sẽ có một số nhân chứng sống xuất hiện tại toà, phần lớn trong số đó là người Iraq.
Các tội danh
Tại phiên toà lần này, nhà cựu lãnh đạo Iraq có thể đối mặt với hàng trăm tội danh, chủ yếu là tội ác chống lại nhân. Nổi bật trong số đó là 6 tội (trích nguồn Tổ chức quan sát nhân quyền):
Vụ thanh trừng đảng Baath (Tháng 7/1979)
Trong vòng vài tuần sau khi chính thức lên lãnh đạo đảng cầm quyền, ông Saddam đã gây sức ép buộc 1/3 số thành viên của Hội đồng Tư lệnh Cách mạng Iraq, Bộ chỉ huy khu vực và Bộ tư lệnh Quốc gia phải thừa nhận họ đã phạm một số tội danh và lấy cớ này để xử tử họ. Gia đình những người này bị bắt làm con tin nhằm gây sức ép và chỉ các thành viên đảng Baath trung thành với ông Saddam mới được tham gia đội "thi hành án".
Cuộc tấn công Iran (tháng 9/1980 - tháng 8/1988)
-
Việc Iraq tấn công Iran đã vi phạm điều 2 (4) Hiến chương LHQ về cấm các cuộc chiến mang tính xâm lược.
-
Quân đội Iraq đã sử dụng hơi độc để giết khoảng 5.000 binh sĩ Iran trong thời gian từ 1983 đến 1988. Việc sử dụng hơi độc là một tội ác chiến tranh theo Nghị định thư Geneva 1925, trong đó Iraq là một bên tham gia nghị định thư.
-
Chính quyền Saddam chịu trách nhiệm trước các cuộc tấn công bừa bãi nhằm vào mục tiêu dân sự bao gồm tấn công tên lửa vào các thành phố Iran.
-
Tù nhân chiến tranh Iran bị sử dụng như những lá chắn và bị ngược đãi về thể xác, tinh thần.
Trục xuất người Kurd (7/4/1980)
Các nhân vật xuất chúng nhất trong khối thương nhân người Kurd tại Iraq được mời tham dự cuộc họp tại Phòng thương mại Baghdad đều bị bắt giam và đày tới biên giới Iraq-Iran. Gia đình những thương nhân này cùng hàng chục nghìn người Kurd khác bị tước mất tài sản, giấy chứng minh và bị trục xuất khỏi Iraq. Thậm chí, nhiều thanh niên Kurd bị chính quyền Saddam giam giữ và người ta không biết gì về số phận của họ kể từ lúc đó.
Wadban Ibrahim al-Tikriti, em kế của Saddam, cựu Bộ trưởng Nội vụ Iraq. |
Chiến dịch Anfal (Từ tháng 2-10/1988)
Anfal, tiếng Ảrập có nghĩa là "phá hoại" hoặc "huỷ diệt", từng được sử dụng để nói tới chiến dịch sát hại người Kurd khiến 50.000 - 100.000 người thiệt mạng. Theo Tổ chức quan sát nhân quyền, người em họ của Saddam, Tướng Ali Hassan al-Majid, còn được biết tới với bí danh "Ali hoá học" chịu trách nhiệm cho chiến dịch này.
Cuộc xâm lược Kuwait (Tháng 8/1990 - 2/1991)
Saddam ra lệnh cho quân đội tấn công Kuwait vào ngày 2/8/1990 khiến một số nước phải điều quân tới Kuwait để đẩy lùi quân Iraq. Hơn 1.000 người Kuwait và rất nhiều lính liên quân đã bị thiệt mạng.
-
Cuộc tấn công Kuwait đã vi phạm điều 2 (4) Hiến chương LHQ về cấm các cuộc chiến tranh vì mục đích xâm lược.
-
Các phương pháp ngược đãi đã được quân đội Iraq sử dụng để khai thác thông tin. Nhiều hình thức tra tấn tù nhân cũng được áp dụng: đánh đập, sốc điện, đốt cháy, chế giễu, hãm hiếp, cắt tai và lưỡi, móc mắt...
-
Hơn 600 người Kuwait được đưa sang Iraq trong thời kỳ Iraq chiếm đóng nước này hiện vẫn mất tích.
-
Quân đội Saddam đã gây ra nạn cướp bóc có hệ thống tại Kuwait.
-
Hàng nghìn công dân ngoại quốc bị giữ làm con tin để chính phủ nước họ không tham gia liên quân chống Iraq. Một số con tin bị đem ra làm lá chắn.
-
Quân đội Saddam vi phạm nhiều tội ác phá hoại môi trường như phá huỷ các giếng dầu.
Đàn áp người Shiite, Kurd (1991)
Ngay sau cuộc tấn công Kuwait năm 1991, người Hồi giáo dòng Shiite ở miền nam và tộc người Kurd thiểu số ở miền bắc đã tiến hành các cuộc nổi dậy chống lại chế độ Saddam. Cựu lãnh đạo Iraq đã đáp trả bằng cách ra lệnh sát hại hàng chục nghìn người Iraq. Khoảng 2 triệu người Kurd bị buộc phải rời khỏi quê hương. Mãi tới gần đây, người ta mới tìm thấy thi thể của nhiều người bị mất tích hồi năm 1991 trong các hố chôn tập thể.
Luật sư bào chữa
Căn cứ vào những cáo buộc được đưa ra, Saddam cùng 11 cựu quan chức chế độ cũ sẽ bị được hưởng quy chế của "những nghi phạm" và có quyền thuê luật sư để bào chữa.
Tân Thứ trưởng Ngoại giao Iraq Hamid al-Bayati cho biết một đội gồm 20 luật sư người nước ngoài do vợ của Saddam, bà Sajidah thuê có thể không được phép đại diện cho ông này tại toà. Luật Iraq quy định, nếu thầy cãi là người Palestine hoặc Syria, thì họ sẽ được phép biện hộ cho người Iraq mà không cần giấy phép đặc biệt. Còn tất cả luật sư mang quốc tịch khác đều phải nhận được sự chấp thuận của Hiệp hội luật sư Iraq.
Một trong những người sẽ biện hộ cho Saddam, ông Ziad al-Khasawneh hiện đang ở Amman, Jordan cho biết đoàn luật sư dự định sẽ tới Iraq nhưng chính phủ của ông Allawi vẫn chưa khẳng định liệu họ có bảo vệ an ninh cho những người này hay không.
"Làm thế nào chúng tôi có thể tới một đất nước nơi chúng tôi không hề được bảo vệ? Họ sẽ giết chúng tôi mất", ông al-Khasawneh phẫn nộ nói.
Có nguồn tin cho biết một số luật sư người Iraq đã đồng ý sẽ đại diện cho cựu lãnh đạo tại toà. Chỉ vài người đồng ý công bố danh tính. Cho tới giờ, đã có nhiều luật sư làm việc trong hệ thống tư pháp Iraq nhận được đe doạ sát hại nếu bào chữa cho Saddam.
Hình phạt
| ||
Sau khi Chính quyền lâm thời liên quân (CPA) được thiết lập tại Iraq, người đứng đầu chính quyền, ông Paul Bremer đã ra lệnh tạm thời không áp dụng hình phạt tử hình trong thời gian liên quân còn đóng tại nước này. Giờ đây, khi liên quân đã trao trả quyền lực cho chính phủ lâm thời Iraq, mệnh lệnh này có thể được huỷ bỏ.
Trước phiên toà, đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc liệu có nên áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp lý Iraq đối với Saddam: treo cổ cho đến chết. Vấn đề này cho tới giờ vẫn chưa ngã ngũ song một điều chắc chắn rằng: Saddam và những phạm nhân khác sẽ được xét xử công bằng và sẽ không có cơ hội nào để nhà cựu lãnh đạo Iraq được tự do. "Cả thế giới sẽ thấy rõ điều này. Ông ấy không thể được tự do", tân Thứ trưởng Ngoại giao Iraq Hamid al-Bayati khẳng định.
-
Tân Huyền - (Tổng hợp)