221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
540304
Đại cử tri và sự nghiệt ngã của nguyên tắc Winner-take-all
1
Article
null
Đại cử tri và sự nghiệt ngã của nguyên tắc Winner-take-all
,

(VietNamNet)- Trong các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, ứng cử viên được bao nhiêu phiếu của cử tri thì được tính bấy nhiêu, nhưng trong bầu cử Mỹ, tại một tiểu bang cụ thể nào đó, nếu anh thua… một phiếu thôi, thì anh mất tất cả vài triệu phiếu đã thu được tại bang đó.

 

 

 

Soạn: AM 186131 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Sự nghiệt ngã này dựa trên nguyên tắc “Người thắng lấy hết”, Winner-take-all (dân gian gọi là “được ăn cả, ngã về không”). Và, tên gọi của cách bầu cử này là bầu cho Cử tri đoàn (Electoral College) hay bầu và tính Phiếu đại cử tri (Electoral vote) chứ không tính phiếu của từng cử tri (còn gọi là phiếu phổ thông).

 

Cụ thể của phương thức này là, Cử tri đoàn sẽ có 538 vị, mỗi vị một Phiếu đại cử trị; trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, người ta dựa theo dân số để chia ra bang nào nhiều dân thì có nhiều đại cử tri. Chẳng hạn: bang California đông nhất có 55, tiếp theo là Texas 34, Florida 27, Ohio 20…, các bang ít nhất như Alaska 3, Washington DC 3… Khi cử tri đi bầu, chẳng hạn như năm 2000 tại bang Florida với xấp xỉ 10 triệu cử tri, ông Gore và ông Bush đều đạt xấp xỉ 5 triệu phiếu, nhưng ông Bush chỉ nhỉnh hơn trên vài trăm phiếu thôi (tỷ lệ hơn là 0,00009%), thì ông này lập tức lấy hết 27 phiếu đại cử tri của bang Florida. Cứ thế, Ứng cử viên nào đạt đến 270 phiếu đại cử tri (quá bán của tổng số 538 đại cử tri) thì xem như trúng cử.

 

Mới nghe qua thì thấy cách bầu này có phần lạ lùng, kỳ thật nó xuất phát từ những tính toán từ rất lâu đời và cũng có lý lẽ riêng. Từ thời lập quốc Hoa Kỳ hơn hai trăm năm trước, lúc ấy giao thông khó khăn, nước Mỹ rộng lớn, nên người ta e rằng cử tri không thể đủ thông tin để chọn một ứng viên thích hợp. Để tránh việc chọn thiếu chính xác, người ta đưa ra nguyên tắc là dân sẽ bầu cho những đại diện là người hiểu biết tình hình, và những người này sau đó tề tựu về thủ đô để bầu tổng thống. Thêm vào đó, người ta cũng cho rằng, một ứng viên thắng cử bởi phổ thông đầu phiếu chưa hẳn đã là tốt bởi cách này có thể khuyến khích ứng cử viên dùng những phương pháp mị dân để lấy phiếu, cho nên, với một “bộ lọc” là những đại cử tri hiểu biết thì tình hình này sẽ bị hạn chế được phần nào. Dĩ nhiên, cách nghĩ này ngày nay dường như đang được xem xét lại.

 

Soạn: AM 186222 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chúng ta đang bước vào những giờ phút sau cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ngày bầu cử Mỹ (Election Day) thực chất là Ngày đếm phiếu (Counting Day), vì đếm và tính phiếu là quan trọng, mà việc này xảy ra suốt đêm của ngày 2/11, nên Ngày bầu cử thường trở thành Đêm bầu cử (Election Night). Cả nước Mỹ thường thức suốt đêm để chờ đợi kết quả đếm này.

 

Để giúp bạn đọc tiện theo dõi quá trình này, VietNamNet thực hiện biểu đồ kèm theo với mục đích hệ thống lại các lần thắng cử của 8 cuộc tranh cử tổng thống vừa qua của nước Mỹ. Bạn chỉ cần click vào số chỉ năm bên trên, bản đồ sẽ đổi màu cho thấy các bang nào ủng hộ ứng viên dân chủ (màu xanh), bang nào ủng hộ cộng hòa (màu đỏ) trong kỳ bầu ấy; và thanh bên dưới sẽ hiện lên tên ứng cử viên kèm theo số đại cử tri mà họ dành được. Chẳng hạn năm 2000, Bush: 271, Gore: 267; năm 1996, Clinton: 379, Dole: 159; năm 1992: Clinton: 370, Bush cha: 168… Ngoài ra, muốn biết số đại cử tri được phân cho mỗi bang, bạn click vào vị trí của bang thì ở thanh dưới bên trái sẽ hiện lên số đại cử tri. Bấm chuột phải để phóng to biểu đồ.

 

  • Lê Vỹ
    Biểu đồ: Huy Hoàng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,