221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
539252
7g tối thứ Ba (giờ VN), nước Mỹ chọn Bush hay Kerry?
1
Article
null
2 ngày trước bầu cử:
7g tối thứ Ba (giờ VN), nước Mỹ chọn Bush hay Kerry?
,

Căn cứ vào số phiếu của Đại hội cử tri Mỹ, hiện Tổng thống Bush và TNS Kerry gần như ngang điểm nhau và đang giành giật từng lá phiếu đại cử tri tại 8-10 bang gay cấn. Song theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, lợi thế dường như đang nghiêng về đương kim Tổng thống.

Soạn: AM 183887 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thượng nghị sĩ Kerry vẫn đang tranh thủ từng lá phiếu của cử tri.

Sau nhiều tháng tranh cử, tiêu tốn tới nửa tỷ đô la cho những hoạt động quảng cáo, đương kim Tổng thống Bush và đối thủ đảng Dân chủ John Kerry vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm vì những gì đã làm được và luôn trong thế "phập phồng" trước những sự kiện có thể bất ngờ xảy ra. Sự kiện trùm khủng bố Osama bin Laden tung ra đoạn băng video đe doạ tấn công Mỹ hôm qua (30/10) có thể nói là một điều bất ngờ, khiến cả hai ứng viên phải "vội vàng" cam kết thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chiến chống khủng bố một khi thắng cử.

7h sáng ngày 2/11 (giờ Mỹ - tức 7h tối  ngày 2/11 giờ Hà Nội), cử tri Mỹ sẽ chính thức bỏ phiếu bầu chọn Tổng thống. Cuộc bỏ phiếu kéo dài đến 6h chiều (tức 6h sáng ngày 3/11- giờ Hà Nội) sau đó việc kiểm phiếu bắt đầu được tiến hành. Nếu không có gì trục trặc như đợt bầu cử năm 2000, người dân Mỹ và thế giới sẽ biết ai là tân Tổng thống ngay đêm 2/11.

"Thông thường, những cử tri chưa đưa ra quyết định có thể "đoạn tuyệt" với tổng thống đương nhiệm vào thời điểm này của mùa bầu cử. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm bình thường. Đây là thời kỳ chiến tranh", một nhân viên thăm dò dư luận tại Michigan phát biểu. "Như vậy, vấn đề là liệu năm nay có gì khác so với mọi năm? Liệu những cử tri hay thay đổi ý kiến có xác định rằng họ không muốn thay ngựa giữa dòng hay không?".

Câu trả lời sẽ được đưa ra 2 ngày tới hoặc có thể hơn nếu như lặp lại tình huống bỏ phiếu lại như ở bang Florida năm 2000. 

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hiện số cử tri tại các bang trên toàn nước Mỹ hoặc đang chia đều cho hai ứng viên hoặc ngả về phía ông Bush. Tuy nhiên, lá phiếu phổ thông không thể quyết định ai là người thắng cuộc. Nhà Trắng sẽ rơi vào tay người nào giành được 270 phiếu đại cử tri trong tổng số 538 phiếu.

Cần thêm bao nhiêu phiếu đại cử tri?

Soạn: AM 183891 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Bush đang vận động tranh cử.

Theo một phân tích của hãng tin AP, hiện 26 bang đã chắc chắn ủng hộ ông Bush và đương kim Tổng thống có nhiều khả năng dành được 222 phiếu đại cử tri trong khi TNS Kerry nhận được sự ủng hộ vững chắc của 16 bang cộng thêm hạt Columbia và nhiều khả năng giành được 211 phiếu đại cử tri.

Căn cứ vào tình hình này, ông Bush cần thêm ít nhất 48 trong số 105 phiếu đại cử tri còn lại để tiếp tục nhiệm kỳ 2 còn TNS Kerry cần thêm 59 phiếu đại cử tri để được bước chân vào Nhà Trắng.

105 phiếu đại cử tri còn lại hiện đang nằm tại 8 bang gay cấn nhất gồm: Florida, Ohio, Nevada, Pennsylvania, Wisconsin, Iowa, Minnesota và New Mexico.

Đại cử tri là tên đặt cho một nhóm “các đại biểu cử tri”, được các nhà hoạt động chính trị và thành viên các đảng ở các bang đề cử. Khi đã cam kết với một ứng cử viên này hoặc ứng cử viên khác, vào ngày bầu cử các đại biểu này được bầu theo phương thức phổ thông.

Các cử tri đã đăng ký ở 50 bang và Quận Côlômbia bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống vào thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 trong năm bầu cử tổng thống.

Số đại cử tri của một bang bằng số Thượng Nghị sĩ và Hạ Nghị sĩ của bang đó. Quận Côlômbia không có đại diện bỏ phiếu trong Quốc hội thì được ba phiếu đại cử tri.

Các đại biểu gặp gỡ và chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống vào thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư thứ hai tháng 12 trong năm bầu cử tổng thống. Một ứng cử viên muốn trúng cử phải giành được đa số phiếu. Vì có 538 đại cử tri nên cần phải có tối thiểu là 270 phiếu bầu để giành thắng lợi trong đại cử tri.

Hai tiểu bang khác không nằm trong "diện gay cấn" này là Michigan và New Hampshire đều có vẻ nghiêng về ông Kerry. Ngoài ra còn 6-12 bang khác bao gồm Hawaii - một đồn luỹ của đảng Dân chủ cũng có thể tham gia cuộc chơi nếu cả ông Bush và ông Kerry đều không giành dược đa số rõ rệt trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.

Tổng thống Bush đã "suýt" giành thắng lợi tại 3 bang gay cấn hồi năm 2000 (Ohio, Nevada và Florida) thì thất bại trước đối thủ Al Gore trong cuộc bỏ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, ông đã giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội cử tri với 271 phiếu. Ông đã tuyên bố giành thắng lợi tại Ohio và Nevada ngày trong ngày bầu cử, song đã phải nhấp nhổm chờ đợi 36 ngày để bang Florida bỏ phiếu lại trước khi Toà án tối cao Mỹ quyết định để ông thắng cuộc tại Florida.

Trong khi đó, Al Gore giành thắng lợi tại Pennsylvania, Minnesota, Wisconsin, Iowa và New Mexico trong đó được chưa đầy 10.000 phiếu tại 3 bang cuối cùng.

Hiện trong số các bang giằng co, quan trọng nhất là 3 bang Ohio, Florida và Pennsylvania với tổng cộng 68 phiếu đại cử tri. Nếu ai giành thắng lợi tại bất kì hai bang nào trong số 3 bang trên, người đó sẽ có nhiều khả năng thắng cuộc.

Với lợi thế hiện nay về số phiếu đại cử tri, ông Bush có thể thất bại tại 2 trong số 3 bang nói trên và ông vẫn đang cố bù lại bằng những lá phiếu tại các bang vùng trung tâm phía tây bắc nước Mỹ. Ngoài ra, đương kim Tổng thống cũng đặt cược ở những bang vốn nghiêng về phía TNS Kerry như Michigan và Hawaii vào phút chót.

Giành giật tại những bang gay cấn

Trên thực tế, mỗi bang giằng co đều đặt ra những thách thức khác nhau đối với cả hai ứng viên. Trong tổng số 8 bang trọng điểm, Pennsylvania là bang ông Kerry có nhiều khả năng giành thắng lợi hơn cả.

Trong số 3 bang tại vùng trung tâm phía tây bắc nước Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận do hai đội ngũ tranh cử đơn phương tiến hành cho thấy ông Kerry đang dẫn trước ông Bush một chút tại bang Minnesota. Tại Wisconsin, ông Kerry hơi gặp khó khăn vì "nền tảng chính trị" của mình. Trong khi tại Iowa, ông Kerry sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức giống như Al Gore hồi năm 2000.

Từng là một "pháo đài" của đảng Dân chủ, cử tri tại các thị trấn và vùng ngoại ô miền trung tây Mỹ bắt đầu chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hoà. 3 tiểu bang dọc bờ sông Mississippi này có tổng cộng 27 phiếu đại cử tri, bằng số phiếu của bang Florida.

Trong số 3 tiểu bang gay cấn từng ủng hộ đảng Cộng hoà năm 2000, Nevada có thể tiếp tục ủng hộ ông Bush bất chấp việc ông đồng ý "tống" chất thải hạt nhân tại đây và cho phép dòng người gốc La tinh ủng hộ đảng Dân chủ tới cư ngụ. Tuy nhiên, Nevada cũng chỉ có 5 phiếu đại cử tri.

Tại Florida, cả hai đội ngũ tranh cử đều tuyên bố dẫn trước. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Bush có vẻ đang lợi thế. Tỉ lệ ủng hộ của người dân Florida đối với Thống đốc Jeb Bush - em trai Tổng thống đang ở mức cao. Tuy nhiên, các thành viên đảng Dân chủ cho rằng sự có mặt của những người dân gốc La tinh không đến từ Cuba sẽ giúp ông Kerry thắng lợi.

Ohio là một tiểu bang khá khó khăn đối với ông Bush. Kể từ khi ông lên cầm quyền, bang này đã có 232.100 người thất nghiệp. Các tổ chức công đoàn đều ủng hộ Kerry. Hiện đảng Cộng hoà đang lo ngại trước nguy cơ đảng Dân chủ sẽ giành thắng lợi lớn hơn họ dự đoán tại tiểu bang này.

Tuy nhiên, ông Bush có thể tăng số phiếu ủng hộ của người da đen và Do Thái dành cho mình, mở rộng cơ hội tại các bang như Michigan, Florida và một số bang khác.

(Huyền Trang - Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,