Truyền thông TQ tố vụ Google là "âm mưu của Nhà Trắng"

Cập nhật lúc 14:55, 21/01/2010 (GMT+7)

Trung Quốc đang thể hiện cách tiếp cận mới đối với "cuộc khủng hoảng" Google, với việc truyền thông nhà nước cho rằng lời đe dọa rút khỏi nước này là âm mưu chính trị của chính phủ Mỹ.

Sự kiện Google từ một vụ việc thương mại đã dần trở thành vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ (Ảnh: channel3000.com)
Sự kiện Google từ một vụ việc thương mại đã dần trở thành vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ (Ảnh: channel3000.com)
Những cáo buộc trên hai tờ báo nhà nước rằng Washington sử dụng Google làm công cụ ngoại giao đã được các quan chức chính phủ Trung Quốc khẳng định lại hôm thứ 4 (20/1).

Sự kiện này diễn ra trước khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có bài diễn văn về chính sách tự do internet cùng ngày, làm nổi lên nguy cơ rằng bất đồng sẽ làm xấu thêm mối quan hệ vốn đang đầy thách thức giữa hai cường quốc.

Global Times, thời báo thuộc tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã đưa bài xã luận với tựa đề: "Thế giới không chào đón Google của Nhà Trắng".

Bài báo có đoạn: "Bất cứ khi nào chính phủ Mỹ có đòi hỏi điều đó, thì Google luôn có thể dễ dàng trở thành công cụ đắc lực củng cố ý định và các giá trị chính trị của chính quyền Mỹ. Và thực tế, chính phủ Mỹ đã sẵn sàng làm như vậy".

Trong một mục tin tức, tờ báo còn còn dẫn lời Wu Xinbo, nhà khoa học chính trị tại đại học Phúc Đán, nói rằng "vụ việc Google không chỉ là sự kiện về thương mại, nó còn là một sự kiện chính trị".

Tờ China Youth Daily phát hành thứ 19/1 thì nói rằng một số nhà chính trị Mỹ đang cố tình nêu ra các vấn đề nhân quyền dưới chiêu bài tranh chấp thương mại.

Tờ báo viết: "Trong suy nghĩ của họ, khi Google gặp vấn đề thì có nghĩa là văn hóa phương tây gặp vấn đề...Sử dụng Google để tuyên truyền cho tự do kiểu Mỹ...là lý do thực tế rằng Google đã không chọn giải quyết vấn đề của mình của mình qua thị trường mà lại thông qua chính trị".

Báo chí Trung Quốc nói rằng cuộc họp giữa các quan chức bộ Ngoại giao Mỹ và lãnh đạo Google trước khi công ty này tuyên bố bị các hacker tấn công là minh chứng cho thấy Google có dụng ý chính trị.

Những bài báo này, và các bình luận phản hồi từ các quan chức chính phủ, những người từ chối được dẫn lời, chính là một thay đổi mang tính "chiến thuật" cách tiếp cận còn khá điềm tĩnh trước đó của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng Google.

Tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã cố tránh sự đổ vỡ về chính trị bằng cách xử lý tranh chấp như một vấn đề thương mại, còn các hãng truyền thông chính thức thì được khuyến cáo không thổi phồng câu chuyện chuyện.

Google cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc và rút khỏi hoàn toàn thị trường internet lớn nhất thế giới này, nếu chính phủ nước này không ngừng kiểm duyệt và sau những gì mà họ gọi là những nỗ lực từ Trung Quốc, tấn công vào hệ thống của hãng và của 20 công ty nước ngoài khác.

Google đã thảo luận kế hoạch của mình với chính quyền Obama, nơi ngày càng quan ngại về các vụ tấn công trong không gian số từ Trung Quốc. Nhưng các nhà phê bình Mỹ còn nói rằng chính quyền vẫn chỉ mới đưa ra những tuyên bố suông và cần phải hành động cứng rắn hơn nữa.

Chính quyền Obama đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về những vụ tấn công mạng "cực kỳ tinh vi" nhưng lại tránh đưa ra quan điểm cứng rắn hơn, mà theo nhiều nhà phân tích thì đó là vì quan ngại làm xấu thêm mối quan hệ song phương rộng hơn.

  • Đình Ngân (Theo FT)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác