221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253905
Trung - Ấn bất đồng ra mặt
1
Article
null
Trung - Ấn bất đồng ra mặt
,
 

Trong khi truyền thông phương Tây tỏ ra quan tâm về cái gọi là thách thức "Chindia" (Trung-Ấn) đối với các nước phát triển thì chính 2 người khổng lồ của châu Á lại ngày càng công khai đấu đá nhau. Truyền thông hai nước cũng đã "xắn tay áo" nhập cuộc.

Mâu thuẫn Trung-Ấn đang ngày càng lộ rõ, đặc biệt là về vấn đề biên giới. Trong ảnh, một vùng đồi núi biên giới giữa hai nước (Ảnh: asiasentinel)

Mâu thuẫn Trung-Ấn đang ngày càng lộ rõ, đặc biệt là về vấn đề biên giới. Trong ảnh, một vùng đồi núi biên giới giữa hai nước (Ảnh: asiasentinel)

Mâu thuẫn giữa hai nước dẫn đầu quá trình thúc đẩy toàn cầu hóa có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả một thế giới ngày càng hội nhập nhanh hơn này. Nhưng đằng sau tấm màn của những cuộc khẩu chiến và lời qua tiếng lại là cuộc xung đột gay gắt giữa những cái đầu điềm tĩnh ở cả Bắc Kinh và New Delhi.

Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua kể từ khi Ấn Độ sử dụng lý lẽ "mối đe dọa từ Trung Quốc" để biện minh cho vụ thử hạt nhân năm 1998 - hai quốc gia đông dân nhất thế giới này nhận thấy mình đang công khai mối bất hòa. Những tháng gần đây, Trung Quốc đã "thổi" thêm sức nóng vào mâu thuẫn biên giới kéo dài nhiều năm qua liên quan tới bang miền Đông Bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh; khôn khéo thách thức tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ đối với vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir, và không ngại chỉ trích Ấn Độ bằng chính cơ quan truyền thông chính thức của mình.

Về phần mình, Ấn Độ cũng tăng cường phòng vệ ở vùng biên giới giáp Trung Quốc, nhấn mạnh các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, khẳng định ủng hộ thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng lưu vong Dalai Lama; và trục xuất hàng nghìn công nhân Trung Quốc không có tay nghề. Thông điệp của Ấn Độ là, Ấn Độ sẽ không bao giờ để cho người láng giềng lớn bắt nạt mình.

Hai nước với dân số bằng khoảng 1/3 dân số thế giới này vẫn chưa từng giao chiến kể từ khi Trung Quốc đưa quân vào miền đông Ấn Độ năm 1962. Nhưng, sự đối chọi công khai chính là bằng chứng về cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và mối quan hệ vốn đã dễ nứt vỡ kể từ khi hình thành giữa hai nước có vũ khí hạt nhân và tự coi mình là nền văn minh cổ đại đang tiến nhanh tới vị thế vượt trội mới trên toàn cầu. Cách 2 nước xử lý mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực và thế giới. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có quốc gia nào phải lựa chọn giữa một Trung Quốc cường mạnh và một Ấn Độ đang vươn nhanh trông thấy.

Thực tế, nhiều nước có vẻ đang chào đón vai trò của Ấn Độ như đối trọng "tự nhiên" của Trung Quốc. Tuy nhiên, xung đột leo thang có thể khiến các nước phải bước qua tấm hàng rào, và hoặc là ngầm bằng lòng hoặc là công khai phản đối tham vọng của Trung Quốc trở thành nước "có trọng lượng" của châu Á.

Vẫn còn đó hình ảnh về một Olympics Bắc Kinh 2008 hoành tráng, một quân đội ngày càng hiện đại hóa và nền kinh tế lớn gấp 3 lần Ấn Độ (và phát triển nhanh hơn). Và có vẻ người Trung Quốc muốn giải quyết dứt điểm vấn đề "ngang hàng" giữa 2 nước. Như năm 1962, chiến thắng quyết định của Trung Quốc trong cuộc chiến nhanh gọn đã làm chùn chân nghiêm trọng tham vọng được trở nên ngang hàng với Bắc Kinh của Ấn Độ.

Trung Quốc cũng muốn duy trì chiến lược từ nhiều năm qua, kìm chế Ấn Độ trong cái "hộp" khu vực bằng việc vun đắp mối quan hệ với các nước cùng biên giới với Ấn Độ - Myanmar, Bangladesh, và đặc biệt là Pakistan. Với sự suy giảm nhân khẩu học nhanh chóng của Nhật Bản, cuộc cạnh tranh Trung-Ấn còn có nhiều ý nghĩa hơn nữa trong những cuộc tranh luận về một mô hình nhà nước và kinh tế phù hợp hơn cho nhu cầu của khu vực.

Các vấn đề trong nước cũng góp phần vào thái độ của Trung Quốc. Sự phát triển không đồng đều và nhiều vấn đề khác đã gây ra căng thẳng giữa các dân tộc trong nước, như ở Tây Tạng và Tân Cương. Thực tế, sự phản đối của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền về bang Arunachal Pradesh - mà Bắc Kinh coi là miền nam Tây Tạng - phần nào đó cũng là do quan ngại rằng người Tây Tạng sẽ "tôn lên" một người "kế vị" mới cho Dalai Lama hiện nay ở vùng ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc.

Tranh chấp biên giới bắt đầu từ năm 1914, khi Anh "vẽ ra" cái khỏi cái gọi là ranh giới McMahon giữa hai nước. Ấn Độ công nhận đường này, còn Trung Quốc thì không. (Thêm vào đó, Trung Quốc lại chiếm một phần Kashmir mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền). 6 năm qua, 13 vòng đàm phán đã thất mại mà không đi đến thỏa thuận nào. Còn tháng 6 này, Trung Quốc lại làm căng thẳng thêm mối quan hệ khi bỏ phiếu chống đối với khoản cho vay 2,9 tỷ USD của Ngân hàng phát triển châu Á cho Ấn Độ, một phần nhỏ trong đó được sử dụng vào các dự án  thủy lợi tại Arunachal Pradesh, phần thuộc Ấn Độ kể từ đường McMahon.

Ban đầu, New Delhi đã tập hợp đủ sự ủng hộ từ ADB để vượt qua sự phản đối của Trung Quốc, nhưng trong những cuộc thương lượng về sau, Trung Quốc - với sự ủng hộ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc - đã ngăn cản thành công phần cho vay đầu tư vào khu vực tranh chấp này.

Tháng 11, Bắc Kinh đã công khai phản đối chuyến thăm tới Tawang của Dalai Lama - nơi có một ngôi chùa đã đi vào sử sách và là nơi sinh ra Dalai Lama thứ 6 (1683-1706). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã "tấn công" vị thủ lĩnh lưu vong này, người đang sống tại Ấn Độ kể từ khi rời Tây Tạng năm 1959, vì những hoạt động ly khai của mình và buộc tội ông trước "những hành động phá hoại mối quan hệ của Trung Quốc với các nước".

Gần một tuần trước đó, bên lề hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nói với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng, Dalai Lama là "vị khách đáng kính", có thể tự do đi lại bất cứ nơi đâu trên nước ông. Và bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn coi chuyến thăm này chỉ đơn giản vì lý do tôn giáo và cấm giới truyền thông quốc tế đưa tin về chuyến thăm của ông này tới Tawang.

Mặc dù có những nỗ lực từ phía New Delhi để làm giảm mức độ xấu đi trong quan hệ với Bắc Kinh, nhưng rất nhiều sự việc nhỏ hơn đã chứng tỏ mối quan ngại của Ấn Độ về người láng giềng khổng lồ kia. Ấn Độ tiến hành nhiều vụ kiện chống phá giá với Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới hơn bất cứ nước nào và hiện đang cấm nhập khẩu đồ chơi, sữa và sôcôla Trung Quốc với lý do bảo đảm an toàn.

Mùa hè này, Ấn Độ đã thay đổi các quy định về visa theo cái cách có thể khiến vài nghìn công nhân Trung Quốc không có tay nghề - nhiều trong số đó được thuê ở các dự án cơ sở hạ tầng - phải rời nước này. Ấn Độ cũng đã phản đối mạnh mẽ với việc đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi phát hành visa riêng cho những người có quốc tịch Ấn Độ ở vùng lãnh thổ tranh chấp tại Jammu và Kashmir, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không công nhận tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ đối với vùng lãnh thổ này.

Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, cả Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi đang tập trung phát triển kinh tế, sẽ không có bất cứ lợi ích nào khi cứ để những bất đồng vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Còn trong dài hạn, để có thể giải quyết tốt mối quan hệ với New Delhi, thì Bắc Kinh phải học cách nhìn nhận Ấn Độ như chính người dân Ấn Độ vẫn cảm nhận về mình. Mặc dù cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nghèo đói nhiều hơn và nền kinh tế cũng nhỏ hơn, nhưng người Ấn Độ đa số đều tự cho nước mình là ngang hàng với Trung Quốc.

Việc xây dựng chính sách đối ngoại và chiến lược của Ấn Độ không chỉ đơn giản là sẵn sàng tôn trọng những mối quan tâm cơ bản của Trung Quốc về các vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng, Đài Loan hay Tân Cương.  Ấn Độ cũng nên tập trung vào những lợi ích to lớn về thương mại - mặc dù có những quan ngại về phá giá, nhưng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ - và lợi ích trong cách tiếp cận thống nhất với biến đổi khí hậu. Cả hai đều phản đối mức trần ràng buộc, và sự giám sát quốc tế về lượng khí thải cacbon ở trong nước.

Cùng lúc đó, nền dân chủ của Ấn Độ và cảm giác về một vai trò lớn hơn đang chờ đón trên trường quốc tế dường như khiến New Delhi gần như không thể nhượng bộ trước Bắc Kinh bởi điều này không khác gì sự mất mặt không thể chấp nhận. Một Trung Quốc được thế sẽ chỉ làm Ấn Độ độ càng thêm e ngại và đẩy New Delhi sâu hơn vào hợp tác chiến lược với Mỹ. Mối quan hệ xấu giữa hai nước cũng sẽ khiến khu vực mất ổn định khi làm gia tăng rủi ro cho các quốc gia Đông Nam Á, những nước muốn cả hai nước thịnh vượng hơn là bị buộc phải theo phe nào đó. Cách Bắc Kinh xử lý mối quan hệ nhiều căng thẳng với New Delhi sẽ còn có ảnh hưởng xa hơn thế và khiến cho các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á tin tưởng vào khẩu hiệu "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

  • Đình Ngân (Theo YaleGlobal, Asiasentinel)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,