221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253491
Triều Tiên: vùng biển tranh chấp là "vùng có thể bắn"
1
Article
null
Triều Tiên: vùng biển tranh chấp là 'vùng có thể bắn'
,

Hôm 21/12, Triều Tiên đã tuyên bố vùng nước dọc biên giới tranh chấp với Hàn Quốc là "vùng có thể bắn" và cảnh báo tàu thuyền Hàn Quốc hãy tránh xa khu vực này, nơi vừa xảy ra cuộc đụng độ chết người hồi tháng trước.

Tàu tuần tra của Hàn Quóc tại vùng biển tranh chấp hồi tháng 11 (Ảnh: AP)
Tàu tuần tra của Hàn Quóc tại vùng biển tranh chấp hồi tháng 11 (Ảnh: AP)
Tư lệnh Hải quân tại Bình Nhưỡng đã cáo buộc Hàn Quốc "khiêu khích quân sự nguy hiểm" tại khu vực này nhằm giành lấy những gì mà nước này gọi là biên giới bất hợp pháp; cho rằng nước láng giềng đã vi phạm vùng biển của nước này, gây căng thẳng quân sự và khẳng định sẽ bảo vệ vùng biên giới nước mình bằng vũ lực.

Triều Tiên không công nhận biên giới trên biển do Liên Hiệp Quốc đơn phương xác định vào cuối cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953, và từ lâu đã tuyên bố rằng biên giới này nên được vẽ lại xa hơn về phía nam. Tranh chấp đã dẫn tới những vụ đụng độ chết người vào năm 1999, 2002, và tháng trước.

Trong sự việc tháng 11, tàu của hai bên đã bắn trả lẫn nhau tại vùng biển tranh chấp, khiến 1 thủy thủ Triều Tiên thiệt mạng và 3 người khác bị thương.

Tư lệnh hải quân này nói trong một tuyên bố, được dẫn bởi cơ quan tin tức chính thức của Triều Tiên: "Tất cả tàu đánh cá và tàu chiến đề được yêu cầu tự tiến hành các biện pháp an ninh trong vùng này để bảo vệ cho chính mình".

Nước này nói rằng sẽ tiến hành các biện pháp để đối phó với "tình trạng đáng quan ngại" trong vùng nước tranh chấp mà nước này cáo buộc cho Hàn Quốc đã gây ra.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa có bình luận trực tiếp nào.

Quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên đã xấu đi nghiêm trọng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhậm chức năm ngoái, với lời hứa sẽ cứng rắn đối với tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, và ông đã ngừng viện trợ không điều kiện cho nước láng giềng. Bình Nhưỡng ngay lập tức cũng chấm dứt các cuộc đàm phán hòa giải và các dự án chung.

Nhưng trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã nỗ lực liên hệ với Seoul trong những gì mà các nhà phân tích gọi là nỗ lực nhằm giành lại sự viện trợ tối cần thiết sau lệnh trừng phạt của UN vì vụ thử hạt nhân hồi tháng 5.

Và mối quan hệ hai bên đang có dấu hiệu ấm lại từ thái độ hòa giải của Bình Nhưỡng và Hàn Quốc tuần trước đã chở thuốc Tamiflu qua biên giới để hỗ trợ Triều Tiên chống lại dịch cúm H1N1. Đây là lần hỗ trợ trực tiếp đầu tiên cho Triều Tiên kể từ thời Lee Myung-bak.

Về lý thuyết, hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, bởi cuộc chiến Triều Tiên chỉ kết thúc bằng lệnh ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình.

  • Đình Ngân (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,