221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1249681
Mỹ - Một đế chế đang lao dốc?
1
Article
null
Mỹ - Một đế chế đang lao dốc?
,

Nước Mỹ đã vươn lên khi chiến tranh lạnh kết thúc và đã vượt qua ngày 11/9/2001, nhưng sự suy yếu kinh tế lại đang đe dọa vị thế của họ.

Liệu Mỹ có sẽ thực sự đi xuống?
Liệu Mỹ có sẽ thực sự đi xuống? (Ảnh: Telegraph.co.uk)

Dù là nước lớn hay bé thì khủng hoảng kinh tế thường diễn ra theo cách thức giống nhau: khủng hoảng ngân hàng hàng loạt, sau đó là khủng hoảng tài chính khi chính phủ nhảy vào cứu trợ hệ thống tài chính tư nhân.

Và một khi Mỹ - một siêu cường - "vướng phải" cuộc khủng hoảng tài chính, như nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thì sự cân bằng sức mạnh kinh tế toàn cầu có thể sẽ thay đổi. Các chuyên gia quân sự nói như thể quyết định gửi thêm 40.000 quân tới Afghanistan của Tổng thống Mỹ là khoảnh khắc có tính quyết định. Nhưng thực tế, sự thiếu cương quyết của ông về khoản thâm hụt ngày càng lớn có thể còn liên quan nhiều hơn tới an ninh về lâu về dài của quốc gia này. Khả năng quản lý tài chính có quan hệ mật thiết với khả năng duy trì sức mạnh quân sự vượt trội Mỹ. Đây là lý do tại sao.

Theo các nguyên lý kinh tế của John Maynard Keynes, tăng khoảng 1/3 nợ chính phủ là cần thiết để tránh khỏi cuộc đại suy thoái 2.0. Có thể là vậy, nhưng phải chăng người ta đang quá đề cao lợi ích từ gói kích thích tài chính và cả số nhân tiền kỳ diệu nữa (tức là hệ số giúp chuyển 1 USD chi tiêu của chính phủ thành nhiều hơn rất nhiều 1 USD tổng nhu cầu)?

Con số phản ánh tăng trưởng quý 3 đầy lạc quan (3,5%) của Mỹ lẽ ra đã thấp hơn nhiều nếu không có chi tiêu của chính phủ. Khoảng từ 1/2 tới 2/3 lượng GDP gia tăng thực chất là nhờ các chương trình của chính phủ, đặc biệt là chương trình Đổi xe cũ, mua xe mới (Cash for Clunkers) và khoản trợ cấp cho người mua nhà lần đầu. Nhưng vẫn còn con đường rất dài nếu muốn duy trì đà phục hồi của nền kinh tế. Hãy nhớ rằng, điều thực tế làm gói kích thích trở nên hiệu quả là sự thay đổi trong vay mượn liên bang. 

Thâm hụt trong năm tài khóa 2009 đạt hơn 1,4 nghìn tỷ USD - khoảng 11,2% GDP (theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO)). Khoản thâm hụt này lớn hơn bất kỳ khoản nào trong 60 năm qua. Theo dự tính gần đây nhất của CBO, thâm hụt liên bang sẽ giảm từ 11,2% GDP năm nay xuống còn 9,6% năm 2010, 6,1% năm 2011, và 3,7% năm 2012. Sau đó, sẽ duy trì ở mức trên 3% trong tương lai gần. Tuy nhiên, xét về khía cạnh đồng đôla, tổng cộng nợ do dân chúng nắm giữ (không kể các cơ quan chính phủ, nhưng bao gồm cả người nước ngoài) tăng từ 5,8 nghìn tỷ USD năm 2008 lên 14,3 nghìn tỷ USD năm 2009, tức từ 41% GDP lên 68% GDP.

Nói cách khác, khó có thể tưởng tượng ra kết cục nào cho cuộc vay mượn vô độ kia. Trừ khi cắt giảm trợ cấp xã hội hay tăng thuế, nếu không sẽ không bao giờ có một ngân sách cân bằng nào khác. Thử tính vào năm 2039, nợ liên bang trong tay công chúng sẽ lên tới 91% GDP, tính trên cơ sở mở rộng dự tính của CBO. Vẫn không có gì phải lo lắng, nếu cứ theo những nhà kinh tế ưa thâm hụt như Paul Krugman. Năm 1945, con số này lên tới 113%.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chỉ ra được mối quan hệ bên trong của sự mất cân bằng "mãn tính" hiện tại giữa chi tiêu chính phủ và thu nhập liên bang.

Với những người theo trường phái Keynes thì có vẻ mọi chuyện vẫn đáng bận tâm. Mỹ có thể dễ dàng tài trợ được 1 nghìn tỷ USD nợ chính phủ mới mỗi năm. Hãy nhìn xem cách các hộ gia đình Nhật và các thể chế tài chính tài trợ cho cuộc bùng nổ nợ công của Nhật (tới 200% GDP) trong "hai thập kỷ mất mát" của tăng trưởng gần bằng 0 từ năm 1990.

Tuy nhiên, các hộ gia đình Mỹ thực tế là những người mua ròng trái phiếu chính phủ trong quý II/2009 và trên một quy mô hàng loạt. Các quỹ tương hỗ mua rất khiêm tốn (142 tỷ USD), trong khi các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm mua cũng rất nhỏ lẻ (lần lượt là 12 tỷ USD và 10 tỷ USD). Chìa khóa khi đó chính là các ngân hàng. Hiện tại, theo quỹ hùn vốn Bridgewater, phân bổ tài sản ngân hàng Mỹ trên trái phiếu chính phủ là khoảng 13%, tương đối thấp so với các tiêu chuẩn lịch sử. Nếu các ngân hàng tăng tỷ lệ lên mức đầu những năm 1990, thì họ có thể "hấp thụ" khoảng 250 tỷ USD trái phiếu chính phủ mỗi năm. Nhưng đó là một chữ "nếu" lớn. Các số liệu tháng 10 chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại đang bán trái phiếu chính phủ.

Vì thế, chỉ còn hai người mua tiềm năng: Cục Dự trữ Liên bang, nơi mua rất nhiều trái phiếu phát hành trong quý 2; và người nước ngoài, mua 380 tỷ USD. Các nhà phân tích của Morgan Stanley đã nghiên cứu các số liệu và kết luận rằng, năm tài chính 2010, có thể sẽ thiếu người mua với khoảng 598 tỷ USD lệnh mua - bằng khoảng 1/3 lượng phát hành mới.

Dĩ nhiên, Bắc Kinh có thể đem tới chiếc phao cứu hộ khi tăng cường lượng nắm giữ nợ chính phủ Mỹ vốn đã lớn. Năm năm qua, Trung Quốc đã "tích lũy" dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla theo cái cách chưa từng có tiền lệ, chủ yếu là kết quả của các biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn đồng tiền trong nước tăng giá với đồng đôla.

Hiện nay, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nắm giữ khoảng 13% trái phiếu chính phủ Mỹ trong tay công chúng. Tại đỉnh điểm của quá trình tăng cường dự trữ ngoại tệ, năm 2007, Trung Quốc mua khoảng 75% lượng phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ mới.

Nhưng sẽ không có bữa trưa miễn phí trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Theo Fred Bergsten, thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peteson, nếu xu hướng này còn tiếp diễn, thâm hụt vãng lai của Mỹ có thể lên tới 15% GDP vào năm 2030, và nợ ròng của nước này với phần còn lại của thế giới có thể lên mức 140% GDP. Trong kịch bản như vậy, Mỹ sẽ phải trả bằng khoảng 7% GDP mỗi năm chi phí cho việc vay mượn nước ngoài.

Liệu điều này có xảy ra? Câu trả lời là khó có thể. Thứ nhất, người dân Trung Quốc vẫn phàn nàn rằng họ đã giữ quá nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ rồi rồi. Thứ hai, sự mất giá đáng kể của đồng đôla có nhiều khả năng sẽ xảy ra, bởi vì Mỹ vẫn ở vị trí may mắn khi có thể vay mượn bằng đồng nội tệ của mình, qua đó có thể bảo đảm quyền in tiền theo bất cứ số lượng nào mà Fed lựa chọn.

Nhưng ai sẽ ủng hộ việc in tiền? Có nhận xét rằng, "các chính trị gia thường có xu hướng giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính theo cách một chính phủ vô trách nhiệm thường làm: in tiền, vừa để trả cho các chi phí hiện tại vừa để trả nợ. Và khi xu hướng này trở nên rõ ràng, thì lãi suất sẽ tăng cao".

Tất cả không có gì ngoài những điều Paul Krugman, đại diện tiêu biểu của trường phái Keynes, viết tháng hồi 3/2003. Một năm rưỡi sau, ông so sánh thâm hụt của Mỹ với Argentina. Liệu tình hình kinh tế thực sự có thay đổi nhiều đến mức chính Krugman giờ đây cũng tin rằng "thâm hụt cứu chúng ta", và muốn thấy thâm hụt thậm chí còn lớn hơn trong năm tới? Có thể. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bữa tiệc quyền lực có thể đã sắp đến lúc kết thúc.

Lịch sử đã chứng minh  rằng, cuộc khủng hoảng tài chính lớn thường theo sau cuộc khủng hoảng tài khóa. Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff viết trong cuốn sách "This Time is Different", nợ chính phủ đã tăng 86% trong 3 năm sau cuộc khủng hoảng ngân hàng. Ngay sau khi nợ bùng nổ, một trong hai điều có thể xảy ra: hoặc là vỡ nợ, thường khi vay nợ bằng ngoại tệ, hoặc là một loạt các đợt lạm phát cao khiến chủ nợ phải lao đao. Lịch sử của tất cả các đế chế châu Âu lớn đã cung cấp đầy dữ liệu về những kết cục như vậy. Thực tế, vỡ nợ hàng loạt và lạm phát cao là biểu hiện chắc chắn nhất về sự đi xuống của một đế chế.

Khi Mỹ không có khả năng trả nợ và bởi tất cả đều bằng đồng đôla, thì vấn đề quan trọng sẽ là liệu chúng ta có thấy Fed in tiền - mua các trái phiếu kho bạc được phát hành mới để đổi lấy tờ giấy bạc thậm chí còn mới hơn - và sau đó sẽ là câu chuyện tương tự về việc giá cả tăng và giảm gánh nặng nợ thực tế. Đó là kịch bản mà nhiều nhà đầu tư trên thế giới lo ngại. Đó là lý do tại sao họ đang bán đôla. Đó là lý do vì sao họ lại mua vàng.

Tuy nhiên, ở Mỹ lúc này, lạm phát có thể là một triển vọng khá xa xôi. Với tỷ lệ thất nghiệp trên 10%, công đoàn tương đối yếu, nhiều tiềm năng chưa được khai thác vào sản xuất, thì không hề có áp lực nào gây ra lạm phát đình đốn (tăng trưởng thấp, cộng với giá cả cao). Những hy vọng của người dân về lạm phát cũng ít có khả năng khác được, nếu cứ xét từ số liệu thăm dò ý kiến và sự khác nhau giữa lãi suất trái phiếu thông thường và trái phiếu có bảo đảm lạm phát.

Vì thế, đây sẽ là kịch bản khác - nếu xảy ra sẽ còn tồi tệ hơn kịch bản lạm phát. Những gì đang diễn ra là chúng ta có một lãi suất thực tế tăng. Theo một nghiên cứu quan trọng về đế chế của các nhà kinh tế, trong đó có Peter Orszag (giờ làm tại Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ), tỷ lệ nợ/GDP tăng mạnh có xu hướng làm tăng lãi suất thực. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng, "0,2% tăng trong tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của Mỹ có thể dẫn tới tăng từ 0,2-1,2% lãi suất thực". Điều này có thể diễn ra theo một trong 3 cách: "Lãi suất danh nghĩa tăng và lạm phát vẫn giữ nguyên; lãi suất danh nghĩa giữ nguyên và lạm phát giảm; hay trường hợp xấu nhất - lại suất danh nghĩa tăng, lạm phát giảm.

Ngày nay, những người theo trường phái Keynes phủ nhận rằng điều này có thể xảy ra. Nhưng bằng chứng lịch sử đang chống lại họ. Có rất nhiều trường hợp trong quá khứ (như ở Pháp những năm 1930), khi lãi suất danh nghĩa tăng ngay tại thời điểm xảy ra giảm phát. Hơn thế nữa, dường như điều này đang diễn ra ở Nhật. Tuần trước, Hirohisa Fujii, tân Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, thừa nhận rằng, ông hết sức lo ngại về việc tăng lãi suất trái phiếu Nhật Bản gần đây. Cùng tuần đó, chính phủ cũng thừa nhận, Nhật đang quay trở lại giảm phát sau 3 năm tăng trưởng giá khiêm tốn.

Không có gì khó hiểu khi điều gì đó tương tự có thể xảy ra với Mỹ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đòi hỏi lợi suất danh nghĩa cao hơn với trái phiếu chính phủ Mỹ có thể bù đắp cho họ vì đồng đôla đang yếu đi. Và lạm phát có thể tiếp tục chúng ta bất ngờ khi đi xuống. Dù gì đi nữa, tăng giá tiêu dùng đang ở ranh giới tiêu cực chính tại thời điểm này.

Tại sao chúng ta lại lo ngại lãi suất thực tăng trước lạm phát? Câu trả lời là, với một chính phủ nợ quá nhiều và một công chúng thậm chí còn nợ nhiều hơn, thì điều đó có nghĩa là gánh nặng nợ sẽ ngày một nặng nề hơn. Khoảng thời gian tương đối ngắn (thời gian đáo hạn) của những khoản nợ này có nghĩa là phần lớn sẽ bị hoãn lại mỗi năm. Điều này có nghĩa là bất cứ sự tăng lãi suất nào cũng sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống tài chính nhanh chóng một cách đáng sợ.

Các khoản chi trả lãi của chính quyền liên bang đã được CBO dự đoán tăng từ 8% thu nhập năm 2009 lên 17% năm 2019, ngay cả khi lãi suất giữ ở mức thấp và tăng trưởng trở lại. Nếu lãi suất tăng nhẹ và nền kinh tế không thay đổi, chúng ta sẽ đạt mức 20% sớm hơn rất nhiều. Và lịch sử chỉ ra rằng, một khi bạn chi tiêu bằng 1/5 thu nhập để trả nợ, thì tức là bạn đang gặp vấn đề. Rất dễ dàng để bạn nhận ra chính mình trong một cái vòng luẩn quẩn làm mất lòng tin. Các nhà đầu tư sẽ không tin bạn có khả năng trả nợ, vì thế họ đòi lãi suất cao hơn, điều khiến tình hình của bạn thêm tồi tệ hơn.

Điều này còn tệ hại hơn với một siêu cường vì một lý do rất đơn giản. Khi trả lãi ăn vào ngân sách, thì ở đâu đó phải giảm đi - và nhiều khả năng đó chính là chi tiêu quốc phòng. Theo kế hoạch hiện tại của Lầu Năm Góc, chi tiêu quốc phòng sẽ giảm từ trên 4% hiện tại xuống 3,2% GDP năm 2015 và 2,6% GDP năm 2028.

Xét về dài hạn hơn, đối với dự đoán xa hơn của tôi vào năm 2039 thì, chi tiêu cho chăm sóc y tế sẽ tăng từ 16% GDP lên 33% GDP. Nhưng chi tiêu cho mọi thứ, trừ sức khỏe, như an sinh xã hội, và chi trả lãi giảm từ 12% xuống 8,4%.

Đây chính là cách đế chế đi xuống. Bắt đầu với cuộc bùng nổ nợ, kết thúc với sự suy giảm không thể tránh khỏi các nguồn lực sẵn có cho an ninh, hải quân, không quân. Đó là lý do vì sao cử tri có quyền lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ. Theo báo cáo Rasmussen gần đây, 42% người Mỹ nói rằng cắt giảm thâm hụt một nửa vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền - cao hơn nhiều so với mức 24% với những người coi cuộc cải cách y tế là ưu tiên hàng đầu. Nhưng cắt giảm thâm hụt một nửa sẽ không đủ. Nếu Mỹ không sớm đi đến kế hoạch đáng tin cậy để lấy lại sự cân bằng ngân sách trong 5 hay 10 năm tới thì nguy cơ rõ rằng rằng cuộc khủng hoảng nợ có thể dẫn tới sự suy yếu đáng kể của sức mạnh Mỹ.

Đã có những bài học mà Mỹ có thể rút ra. Habsburg Tây Ban Nha vỡ nợ với tất cả hay một phần khoản nợ của mình 14 lần giữa năm 1557 và 1696 và "đầu hàng" lạm phát vì một sự thừa thãi bạc ở Thế Giới Mới. Nước Pháp trước cách mạng chi tiêu 62% thu nhập hoàng gia vào trả nợ năm 1788. Đế chế Ottoman cũng đi theo con đường như vậy: trả lãi tăng từ 15% ngân sách vào năm 1860 lên 50% vào năm 1875. Và đừng quên rằng cường quốc cuối cùng, trong nhiều năm nội chiến, trả lãi chiếm 44% ngân sách Anh, làm cho nước này trở nên khó khăn khi tái vũ trang để đối phó với Đức.

  • Đình Ngân (Theo Newsweek)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,