221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253706
Lộ diện thế hệ lãnh đạo thứ 6 của Trung Quốc?
1
Article
null
Lộ diện thế hệ lãnh đạo thứ 6 của Trung Quốc?
,

Trung Quốc đã thể hiện một dấu hiệu mạnh mẽ về “những ngôi sao đang lên” khả năng là các nhà lãnh đạo tương lai của quốc gia đông dân nhất thế giới khi đưa hai người trẻ tuổi vào vị trí chủ chốt trong các tỉnh.

 

a
Hồ Xuân Hoa được bổ nhiệm làm Bí thư Nội Mông.
 (Ảnh: china)

Dường như là một động thái chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ vào năm 2012 và xa hơn thế, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã tuyên bố kế hoạch cải tổ nhân sự lãnh đạo khu vực lớn.

Hồ Xuân Hoa, Bí thư khu vực Nội Mông và Tôn Chính Tài, Bộ trưởng Nông nghiệp đảm nhận vị trí Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Cát Lâm, cả hai đều 46 tuổi và cùng ở tuổi niên thiếu khi Đặng Tiểu Bình, trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc năm 1978.

Các nhà quan sát chính trị tin rằng, ngôi sao của Hồ Xuân Hoa rất sáng, và cựu thống đốc tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất, tiếp bước phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người hầu như chắc chắn kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.

Hồ Xuân Hoa (không có quan hệ nào với chủ tịch Trung Quốc) sau đó sẽ trở thành nhà lãnh đạo thế hệ thứ sáu bắt đầu từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân tới nhà lãnh đạo hiện tại và người kế vị.

Hồ Xuân Hoa được sự “ủng hộ ngầm” của chủ tịch Trung Quốc thông qua việc làm của ông ở khu vực thường là xa xôi và kém phát triển. Việc bổ nhiệm một quan chức trẻ vào vị trí lãnh đạo một tỉnh xa xôi thể hiện sự đánh giá xứng đáng ấy. “Giống như một cuộc đua ngựa, ai đó phải có cơ hội tiến lên vị trí đầu tiên”, một nhà quan sát chính trị tại Bắc Kinh nói.

Lãnh đạo thế hệ thứ sáu

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh – nơi Hồ Xuân Hoa học về văn học và ngôn ngữ Trung Quốc, năm 1983, ông tình nguyện đến làm việc ở Tây Tạng, và trở thành phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản. Cuối năm 2006, sau khi làm việc ở Tây Tạng 23 năm, ông lên chức từ phó Bí thư Tây Tạng thành Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Trung Quốc, vị trí mà ông Hồ Cẩm Đào nắm giữ từ 1984-85. Hồ Xuân Hoa trở thành tỉnh trưởng Hà Bắc năm 2008.

Nếu Hồ Xuân Hoa có thể nói là người được bảo trợ bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, thì Tôn Chính Tài chính là người có Mạnh Thường Quân là Giả Khánh Lâm - một nhân vật thân cận với cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Tôn lấy bằng tiến sĩ ngành nông nghiệp tại Viện Khoa học Nông Lâm Bắc Kinh cuối thập niên 1980. Sau đó, ông đứng đầu một huyện thuộc Bắc Kinh và trở thành Bí thư Quận uỷ Thuận Nghĩa năm 2002. Giả Khánh Lâm - từng là Bí Thư thành uỷ Bắc Kinh từ 1996 - 2003, đã “phát hiện” và tiến cử ông.

Cuộc cải tổ nhân sự đã khiến Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài trở thành các bí thư tỉnh uỷ trẻ nhất trong vài thập niên nay, toàn bộ năm vị trí bổ nhiệm mới đều dưới 60 tuổi. Sự bổ nhiệm của Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài đã đánh dấu bước gia tăng đáng kể của “thế hệ 60” trong đội ngũ lãnh đạo đảng của Trung Quốc - đội ngũ tự nhận đang có sự thay đổi đáng kể.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thay đổi nhân sự là chuyện nghỉ hưu của Trữ Ba tại Nội Mông, Trương Văn Nhạc ở Liêu Ninh, Từ Quang Xuân ở Hà Nam, khi cả ba đều tới “ngưỡng” nghỉ hưu 65 tuổi mà CCP quy định cho cấp bộ trưởng và quan chức tỉnh.

 

a
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Tôn Chính Tài (Ảnh: THX)

Giới phân tích thì tin đây mới chỉ là sự khởi đầu của một cuộc cải tổ nhân sự toàn quốc nhằm lát đường cho việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ trong Đại hội CCP 18 dự kiến diễn ra năm 2012 khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và nhiều lãnh đạo cấp cao khác hết nhiệm kỳ.

Một buổi trình diễn sẽ xuất hiện tại đại hội đảng 18 của Trung Quốc có thể đưa các nhân vật trẻ tuổi như Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài vào trung tâm quyền lực. Theo quy định tuổi nghỉ hưu 70 cho thành viên bộ Chính trị, thì ít nhất có 3 trong số 9 thành viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ phải nghỉ hưu gồm: Ngô Bang Quốc (Chủ tịch Quốc hội), Giả Khánh Lâm (Chủ tịch Chính Hiệp) và Chu Vĩnh Khang (Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc).

Vị trí cho ghế trống

Lý Trường Xuân (Phụ trách Lý luận Tư tưởng của CCP) và Hạ Quốc Cường (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) tới 2012 sẽ ở độ tuổi 68, 69. Chưa rõ họ có thể ở lại vị trí của mình thêm nhiệm kỳ năm năm nữa hay không.

Chỉ có hai thành viên Uỷ ban Thường vụ bộ Chính trị sẽ ở lại chắc chắn là Tập Cận Bình - vị phó chủ tịch 56 tuổi, với nhiều khả năng kế cận Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường, Phó Thủ tướng Trung Quốc, hiện tại 55 tuổi, có thể thay thế ông Ôn Gia Bảo vào năm 2012. Theo giới phân tích, các nhân vật này còn cần phải nỗ lực hơn nữa để chứng tỏ phẩm chất.

Trong số 16 thành viên Bộ Chính trị, có ít nhất bốn người phải nghỉ hưu vì tới tuổi: Vương Cương (Phó Chủ tịch Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc), Vương Triệu Quốc (Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), Lưu Kỳ (Bí thư Thành uỷ Bắc Kinh) và Tướng Quách Bá Hùng (Phó Chủ tịch Quân uỷ trung ương). Phó Thủ tướng Hồi Lương Ngọc và Bí thư Tân Cương Vương Lạc Tuyền vào năm 2012 sẽ ở tuổi 68.

Những chiếc ghế trống cần có người kế nhiệm. Việc tiến cử các thành viên bộ chính trị hiện nay vào vị trí ở uỷ ban thường vụ sẽ tạo cơ hội cho những quan chức từng đứng đầu các tỉnh trên bước đường đi tới đỉnh cao quyền lực.

Một số thành viên Bộ Chính trị như Lí Nguyên Triều (lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương Đảng), Vương Kỳ Sơn (Phó Thủ tướng), Vương Dương (Bí thư Quảng Đông) và Bạc Hy Lai (Bí thư thành uỷ Trùng Khánh), có lẽ sẽ vào uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị. Như vậy, một số quan chức đứng đầu tỉnh sẽ có thể được tiến cử vào bộ chính trị - trung tâm quyền lực của Trung Quốc.

Từ quan điểm “chính trị là nghệ thuật của cân bằng quyền lực”, việc tiến cử Sun sẽ được xem là sự cân bằng với vị thế đang lên của Hồ Xuân Hoa. Tôn Chính Tài, một chuyên gia nông nghiệp và là quan chức có trình độ cao như Thủ tướng Ôn Gia Bảo, vì thế một ngày nào đó sẽ có cơ hội lớn được ngồi vào ghế thủ tướng của đại lục.

Có rất nhiều thay đổi trên vũ đài chính trị Trung Quốc, nên tương lai của các ngôi sao đang lên cũng khó đoán biết. Hơn thế nữa, còn ba năm nữa mới tới kỳ đại hội tiếp theo của CCP - khoảng thời gian đủ để sắp đặt cơ cấu mới hợp lý. Hoặc nếu sử dụng phép suy luận mà Đặng Tiểu Bình ưa thích thì không thể nói rằng “mắt xích kế nhiệm” sẽ được đảm bảo chắc chắn.

  • Kỳ Thư (Theo Asia Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,