221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1250177
Kế hoạch Marshall của Trung Quốc ở châu Phi
1
Article
null
Kế hoạch Marshall của Trung Quốc ở châu Phi
,

Ngân hàng thế giới và Bắc Kinh đang thảo luận việc xây dựng các nhà máy chi phí thấp tại các khu công nghiệp mới của châu Phi nhằm giúp châu lục này phát triển một cơ sở sản xuất tầm cỡ và lấy lại thị phần đang giảm của châu lục trong thương mại thế giới.

 

Trung Quốc đang đàm phán với ngân hàng thế giới để xây dựng các cơ sở sản xuất ở châu Phi (Ảnh: robcubbon.com)
Trung Quốc đang đàm phán với ngân hàng thế giới để xây dựng các cơ sở sản xuất ở châu Phi (Ảnh: robcubbon.com)

Robert Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới, cho hay Bắc Kinh thể hiện "mối quan tâm sâu sắc" đối với đề nghị thành lập các cơ sở sản xuất để giúp các quốc gia châu Phi đạt được tăng trưởng cao như những gì đang diễn ra ở châu Á.

Zoellick phát biểu trên Financial Times, "Trung Quốc không chỉ sẵn sàng mà còn quan tâm sâu sắc và tôi vừa thảo luận với Bộ trưởng Thương mại, Chen Deming, về khả năng chuyển một số cơ sở sản xuất giá trị thấp sang khu vực châu Phi cận Sahara - như đồ chơi hay giày dép".

Các quan chức và giới nghiên cứu Trung Quốc đã tranh luận suốt nhiều tháng gần đây về đề xuất sử dụng phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình để kích thích nhu cầu tại các nước đang phát triển - ý tưởng đôi khi được nhận định là "Kế hoạch Marshall của Trung Quốc".

Tháng 11, thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, đã cam kết sẽ cấp 10 tỷ USD cho vay lãi suất thấp trong vòng 3 năm, và chấm dứt đánh thuế đối với 60% sản phẩm nhập khẩu từ các nước nghèo nhất và xóa nợ cho một số nước. Đặc biệt, khoản cho vay của Bắc Kinh đối với các chính phủ không kèm theo các điều kiện chính trị.

Một số nhà lãnh đạo châu Phi lo ngại sự cạnh tranh của Trung Quốc trong các ngành như giày dép và dệt sẽ làm khó khăn thêm cho cơ sở công nghiệp vốn đã yếu ở châu Phi.

 Zoellick nói, các quốc gia châu Phi cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng trước - như điện, giao thông và các chế độ hải quan hiệu quả - để hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc.

Vị cựu đại diện thương mại và thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ này cho rằng: "Một vài trong số những ngành của Trung Quốc được lợi từ việc biết cách tận dụng kiểu sản xuất cường độ lao động cao, và họ có mạng lưới marketing tốt".

Nhưng bất cứ kế hoạch chuyển đổi sản xuất sang châu Phi nào cũng sẽ vấp phải sự phản đối. Bắc Kinh đã phản đối lại áp lực buộc nước này phải tăng giá đồng nội tệ, một phần là vì lo ngại sẽ mất đi nhiều việc làm trong các ngành xuất khẩu.

Các chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc cũng đang khó khăn khi không thể thu hút nhân lực tới khu vực khi chi phí lao động tại các vùng duyên hải tăng lên.

Hơn thế nữa, động cơ chính của kế hoạch của Bắc Kinh là tìm cách tạo ra những nguồn nhu cầu mới đối với các nhà máy Trung Quốc.

  • Đình Ngân (Theo FT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,