221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253358
Charles Darwin - Người chết sống lại
1
Article
null
Charles Darwin - Người chết sống lại
,

Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại lập luận của các nhà tư tưởng trước kia. Vậy, hãy xem lý luận nào là có thể áp dụng cho hoàn cảnh này. 

Charles Darwin (Ảnh: Wikimedia)
Charles Darwin. (Ảnh: Wikimedia)

Vào những thời điểm như bây giờ, chúng ta sẽ cho rằng, đa số các nhà trí thức công chúng thời nay chỉ đơn giản là những chú lùn đứng trên vai những gã khổng lồ.

Ví dụ, chúng ta vừa có 1 năm tồi tệ cho Adam Smith (1723-1790) và "bàn tay vô hình của ông", thứ được cho là sẽ giúp hướng nền kinh tế tiến lên phía trước và đi lên những đỉnh cao mới của sự thịnh vượng thông qua các lựa chọn của cá nhân trong thị trường không bị quản lý. Ngược lại, đã có 1 năm tốt đẹp cho Karl Marx (1818-1883), người luôn duy trì sự đối lập bên trong đối với chủ nghĩa tư bản, và đặc biệt là xu hướng gia tăng sự bất bình đẳng trong phân phối của cải của nó, điều sẽ dẫn tới khủng hoảng, để rồi cuối cùng sụp đổ. Và thành tựu của Karl Marx được nhắc tới cũng phần nào do công của nhà lý luận Mac-xít của đầu thế kỷ 20 Rudolf Hilferding (1877-1941), với tác phẩm "Tư bản tài chính" (Das Finanzkapital) đã báo trước sự trỗi dậy của các thể chế tài chính "quá lớn nên không thể sụp đổ". 

Đồng hành với Smith, có lẽ cũng đang phải bối rối suy nghĩ, là Friedrich von Hayek (1899-1992), người cảnh báo từ năm 1944 rằng nhà nước phúc lợi sẽ đưa phương Tây xuống "con đường dẫn tới chế độ nông nô". Với sự mở rộng kiểm soát của chính phủ đối với bảo hiểm y tế có khả năng được thực thi tại Mỹ, những lập luận của Hayek có vẻ đã lùi xa, ít nhất là trong thời Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, lại có 1 năm "bội thu" đối với đối thủ cũ của Kayek, John Maynard Keynes (1883-1946), mà tác phẩm năm 1936 Thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest and Money) đã trở thành cuốn kinh thánh mới cho các bộ trưởng tài chính muốn làm giảm thất nghiệp bằng các công cụ kích thích tài chính. Đại diện "tự xưng" của Keynes, nhà bình luận trên tờ New York Times, Paul Krugman, nhấn mạnh rằng áp dụng lý thuyết của Keynes, theo cách thâm hụt ngân sách chính phủ lớn, đang cứu thế giới khỏi cuộc đại suy thoái lần thứ 2. 

Năm qua cũng không phải là năm tốt đẹp với những lý luận của Milton Friedman (1912-2006), vị lão thành "tí hon" của kinh tế học thị trường tự do. "Lạm phát", Friedman viết trong một định nghĩa nổi tiếng, "luôn luôn và ở mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ, theo nghĩa rằng, không thể xảy ra nếu không có sự tăng nhanh lượng tiền hơn sản lượng". Kể từ tháng 9/2008, Ben Bernanke đã in tiền (đôla) một cách vô độ tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, hơn gấp đôi cơ số tiền tệ. Và có lạm phát không? Có lẽ đã đến lúc nên bỏ qua cuốn Lịch sử tiền tệ Hoa Kỳ của Friedman 1867-1960 (đồng tác giả với Anna J. Schwartz, người nay vẫn còn sống). 

Thay vào đó, hãy quan tâm tới tác phẩm Cuộc thay đổi vĩ đại của Karl Polanyi (1886-1964). Chúng ta chắc chắn cần tới cách tiếp cận mang tính nhân chủng học của hơn Polanyi để giải thích nền kinh tế cứ phình to ra rồi lại xì hơi. Cái gì trong kinh tế học cổ điển có thể giải thích được cho tính cả tin của nhà đầu tư trong mô hình Ponzi "hiệu quả" từ lâu của Bernard Madoff, hay việc Richard Fuld, người đặt cược cả tài sản và danh tiếng của mình vào một cơ hội nhỏ nhoi rằng Lehman Brothers, không giống như Bear Stearns và Merrill Lynch, có thể tồn tại qua cuộc khủng hoảng mà không bị bán cho đối thủ cạnh tranh? 

Tuy nhiên, người thua cuộc lớn nhất chắc hẳn phải là người tiên phong trong lý thuyết thị trường hiệu quả - các nhà kinh tế vẫn còn sống như Harry M. Markowitz, nhà kinh tế được đào tạo tại Đại học Chicago, người phát triển lý thuyết đa dạng hóa danh mục như biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại sự dễ tổn thương về kinh tế, và William Sharpe, người sáng tạo ra mô hình định giá tài sản vốn. Trong 2 cuốn sách được đánh giá khá cao, Peter Bernstein quá cố đã ca tụng là "những ý tưởng vốn" của họ. Giờ đây, với nhiều quỹ hùn vốn lớn đang lao đao, ý tưởng của họ có vẻ không hoàn toàn là "vốn" nữa. 

Và, người chiến thắng lớn nhất, trong số các nhà kinh tế? Hãy tiến lên "người Áo" - những nhà kinh tế như Ludwig von Mises (1881-1973), người luôn coi bong bóng tài sản do tín dụng "thổi phồng" như mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định chủ nghĩa tư bản. Không có nhiều nhà kinh tế Mỹ tiếp tục với công việc của mình cho tới cuối thế kỷ 20, nhưng một nhân vật không chính thống đã nổi lên như 1 người được thụ hưởng từ cuộc khủng hoảng:  Hyman Minsky (1919-1996). Vào thời điểm khi các nhà kinh tế được đào tạo ở đại học Chicago khác đang cố gắng tổng hợp lý thuyết cổ điển mới - Adam Smith cộng với toán học ứng dụng - thì Minsky lại phát triển "giả thuyết bất ổn định tài chính" phi toán học của riêng mình. 

Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn sai nếu coi người thuộc Top các nhà tư tưởng năm 2009 là nhà lý luận kinh tế. Toàn bộ nguyên tắc kinh tế học đã thất bại một cách đáng "bẽ mặt" nên điều đó tất nhiên sẽ không đúng. Thay vào đó, chúng ta nên xem xét những khẳng định của một nhà lịch sử học, bởi lịch sử có vai trò như sự chỉ dẫn tốt hơn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại so với bất kỳ mô hình kinh tế nào. Và đáng lưu ý trong số đó là nhà sử học tài chính Charles Kindleberger (1910-2003), người đã dựa vào tác phẩm của Minsky để phổ biến khái niệm về cuộc khủng hoảng tài chính như là 1 quá trình 5 bước, từ việc sa thải công nhânđầu cơ quá khả năng tới "điên loạn", theo sau là quan ngại gia tăng và kết thúc bằng sự hoảng loạn. (Nếu 5 bước dẫn tới "địa ngục" tài chính này nghe có vẻ quen quen thì có lẽ bạn đang có cảm giác đúng. Chúng ta đã trải qua các bước đó, theo chu kỳ khoảng 10 năm). 

Dĩ nhiên, lịch sử không chỉ cho chúng ta bài học rằng các "tai nạn" tài chính sẽ diễn ra. Một trong những thực tế lịch sử quan trọng nhất là "bản nháp" lịch sử đầu tiên - bản do các nhà báo, phóng viên viết tại hiện trường và những người đương thời khác - gần như luôn luôn không đúng. Vì thế, mặc dù xét về bề mặt, cuộc khủng hoảng này có vẻ như là thất bại của Smith, Hayek, and Friedman, và chiến thắng cho Mác, Keynes, và Polanyi, nhưng thực tế, điều này có vẻ lại không như vậy. Không được gây ra do thị trường tự do không điều tiết, cuộc khủng hoảng được xuất phát từ sự bóp méo thị trường tiền tệ từ những quyết sách không được tư vấn tốt của chính phủ: Các khoản bảo hiểm công khai và không công khai để biến các ngân hàng thành siêu lớn, tiếp quản không thích hợp các công ty xếp hạng, nới lỏng chính sách tiền tệ không đúng lúc, quản lý kém những công ty bảo hiểm lớn, khuyến khích có hệ thống cho vay thế chấp rủi ro cao - đó là chưa nhắc tới sự bóp méo thị trường tiền tệ do sự can thiệp của ngân hàng trung ương. 

Hãy xem xét điều này: Lập luận tránh sự đổ vỡ hàng loạt được Friedman đưa ra chứ không phải Keynes. Chính Friedman là người đã cho rằng nguyên do căn bản gây ra cuộc suy thoái sâu là thất bại của Fed trong việc tránh "đại dịch" sụp đổ trong ngành ngân hàng. Chính Friedman, chứ không phải Keynes, là người truyền cảm hứng nhiều hơn cho Bernanke trong 2 thập kỷ qua, bởi vị chủ tịch Fed đang "tôn trọng" cam kết ông đã đưa ra ngay sau khi Friedman qua đời là không "điều hành" thêm 1 "cuộc đại co hẹp" khác nữa. Cũng không phải Friedman người phải lo lắng nhiều nhất về lạm phát như hiện tại một số người đang lo lắng. Bảng cân đối của Fed đã mở rộng nhanh chóng, nhưng các biện pháp tiền tệ rộng hơn đang tiến bộ dần dần, và tín dụng thì đang co hẹp lại. Giảm phát, chứ không phải lạm phát, vẫn là nỗi lo mang tính tiền tệ nhất. 

Từ quan điểm thị trường tự do, điều quan trọng là các biện pháp khẩn cấp mang tính pháp lý không trở thành tập quán. Bởi vì nó không thể là tình trạng thích hợp để các thể chế chính của hệ thống tài chính phương Tây được bảo đảm 1 cách hiệu quả, nếu thực tế không phải được sở hữu, bởi chính phủ.  Nhà tư tưởng, người nhận thức rõ ràng nhất các vấn đề liên quan tới kiểu can thiệp đó của nhà nước là Joseph Schumpeter (1883-1950), mà cụm từ "sự tàn phá sáng tạo" (creative destruction) của ông là 1 trong những cụm từ được trích dẫn nhiều nhất của năm. 

"Sự tiến hóa, cái đặt ra và duy trì hoạt động cho guồng máy tư bản chủ nghĩa", Schumpeter viết trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ, "xuất phát từ những dạng tổ chức công nghiệp mới mà các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa tạo ra... Quá trình tiêu diệt sáng tạo là thực tế quan trọng về chủ nghĩa tư bản". Cuộc khủng hoảng này đã để lộ ra đầy đủ sự phá hủy kinh tế trên thế giới (mặc dù tính sáng tạo ở thời điểm này vẫn khó phân biệt). Nhưng trong thế giới đầy những ngân hàng lớn, thì có quá ít sự tiêu diệt nhỏ. 

Schumpeter viết trong tác phẩm trước đó mang tên "Lý thuyết phát triển kinh tế: "Hệ thống kinh tế không thể không liên quan tới lập luận cuối cùng (ultima ratio) về sự phá hủy hoàn toàn những gì đang tồn tại, những điều có liên quan không thể cứu vãn lại được với những ai không thể thích nghi". Thực tế, ông coi nền kinh tế vẫn bị chất gánh nặng bởi quá nhiều "những công ty không thích hợp tồn tại". Điều này có thể lại chính là bản miêu tả chính xác nhưng đầy đau đớn về hệ thống tài chính phương Tây ngày nay. 

Tuy nhiên, tất cả việc nhắc tới sự tiến hóa và sự thích hợp để tồn tại lại có vai trò gợi nhớ lại nhà tư tưởng đã khuất mà chúng ta có lẽ sẽ phải dành ít nhất 1 phần của năm 2009 để tôn kính: Charles Darwin (1809-1882). Năm nay không chỉ là dịp kỷ niệm 200 ngày sinh của ông, mà còn là "sinh nhật" thứ 150 tác phẩm kinh điển "Nguồn gốc các loài". Chúng ta hãy nhớ lại những lời trong tác phẩm này của Darwin: 

"Tất cả các thể sống hữu cơ đều phải cạnh tranh gay gắt". 

"Khi có thêm nhiều cá thể được tạo ra hơn chúng có thể tồn tại, thì trong mọi trường hợp, phải có sự đấu tranh để tồn tại". 

"Mỗi cơ thể sống... đều phải đấu tranh để sinh tồn và phải chịu đựng sự tiêu diệt lớn... Những cá thể kiên cường và khỏe mạnh, có thể tồn tại và sinh sôi". 

Nhờ vào công lao từ những hậu bối hiện nay của ông, đáng kể là Richard Dawkins, chúng ta tất cả là những người theo học thuyết Darwin. Vì thế, Darwin xứng đáng nằm trong danh sách các nhà tư tưởng hàng đầu, dù còn sống hay đã khuất.

  • Đình Ngân (Theo FP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,