Các cuộc gặp cấp cao Nga - Ấn thường niên những năm gần đây thường lủng củng. Hai nước có những suy nghĩ khác biệt nhau về các vấn đề ưu tiên cho dù họ vẫn giữ quan hệ. Gạt ra bên ngoài những lời nói sáo rỗng, họ nhận ra rằng quan hệ hai bên vẫn còn chút ấm nóng.
Tổng thống Nga Medvedev (trái) đón Thủ tướng Ấn Độ Singh. (Ảnh: AP) |
Sự suy yếu vai trò cường quốc duy nhất của Mỹ lại đang thúc đẩy việc củng cố mối quan hệ Nga - Ấn.
Tư tưởng mới của chính quyền Obama về Nam Á đã tác động đến quan hệ Mỹ -Ấn. Sự thay đổi của Mỹ bao gồm: tiếp cận cân bằng hơn trong quan hệ Ấn Độ và Pakistan; đẩy nhanh mối quan hệ “quân sự hóa” chiến lược Mỹ - Ấn đã bắt đầu ở thời Tổng thống George W Bush, và sự khác biệt Mỹ - Ấn về cuộc khủng hoảng Afganistan.
Nhưng điều khiến New Delhi quan ngại nhất là sự nổi lên của mối quan hệ đối tác Trung - Mỹ. Các quan chức Mỹ đã cố gắng giảm nhẹ mối quan hệ với Bắc Kinh, nói rằng vì Mỹ - Ấn có nhiều “giá trị chung”, nên Mỹ sẽ luôn có điểm chung với Ấn Độ hơn là với Trung Quốc. Nhưng không có ai ở New Delhi thực sự tin vào lập luận mang nhiều tính ngoại giao.
Các quan chức Ấn Độ có thể thấy rõ rằng cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu đang thay đổi và triển vọng hồi phục kinh tế Mỹ trong thời gian ngắn dường như chưa chắc chắn. Theo Niall Ferguson, sử gia kinh tế nổi tiếng, viết trên Newsweek vào tuần trước, “Đây là sự xuống dốc của một đế chế. Nó bắt đầu với việc vỡ nợ. Và nó kết thúc với sự giảm sụt không phanh về những nguồn chi phí cho quân đội, hải quân và không quân”.
Những thay đổi lớn đó đưa Ấn Độ vào một tình thế khó khăn vì cho đến gần đây họ vẫn tin gần như tuyệt đối vào sức mạnh bất biến của Mỹ và vị trí của Ấn Độ trong con mắt của chính quyền Mỹ như là một thế lực “cân bằng” ở châu Á và “đối trọng” với Trung Quốc. Không còn nghi ngờ, Mỹ sẽ tiếp tục là “đối tác chiến lược” số một đối với Ấn Độ. Nhưng tham vọng Ấn Độ cần được sắp xếp lại vì phải “tính toán đến sự suy yếu của đế chế” Mỹ , trích dẫn lời Ferguson.
Ấn Độ tiến hành một loạt nỗ lực mới nhằm tăng cường quan hệ Mỹ - Ấn theo những khuynh hướng mới. Ấn Độ ước tính rằng họ đã nắm giữ quân át chủ bài khi nền kinh tế đã hồi phục sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tăng trưởng ở mức đều đặn hơn 6%. Tỷ lệ tăng trưởng này có thể lên đến 9% trong khoảng thời gian hai năm tới. Trong khi đó, New Delhi đang xem xét thận trọng xu hướng “phi quân sự” của Tổng thống Obama trong việc hợp tác với Ấn Độ. Từ lâu Ấn Độ vẫn mong muốn có được công nghệ quân sự của Mỹ.
Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Moscow vào hôm 6 đến 8/12 vừa rồi đã được lên kế hoạch cụ thể theo trình tự sau chuyến thăm Washington của ông. Vì vậy những tuyên bố chung ở Moscow vào hôm thứ Hai sau cuộc gặp cấp cao Nga - Ấn được kỳ vọng nhiều.
New Delhi đã nhận được sự “ủng hộ và đoàn kết” của Moscow theo phương châm của họ rằng Pakistan sẽ đưa thủ phạm vụ tấn công khủng bố năm 2008 ở Mumbai ra công lý, trong khi đó New Delhi đáp lại bằng sự ủng hộ “nỗ lực gìn giữ hoà bình và ổn định ở Caucasus” của Nga. Nhưng không có phần đề cập về mối bận tâm an ninh liên quan đến Pakistan của Ấn Độ. Trong khi đó tuyên bố chung Mỹ - Ấn lại đi xa về vấn đề này hơn.
Lãnh đạo Nga - Ấn có điểm chung về Afghanistan - ủng hộ cho chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai; nhấn mạnh đến chiến dịch cấp thiết chống khủng bố al-Qaeda và Taliban; bác bỏ mọi nỗ lực nhằm phân biệt giữa “tốt” và “xấu” của Taliban; sự cần thiết tuân thủ nghiêm khắc lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chống các thủ lĩnh Taliban; và dự luật đối với một Afghanistan ổn định, đa nguyên, dân chủ.
Cả hai nước đều chịu “ảnh hưởng tiêu cực” đến an ninh quốc gia họ nếu tình hình Afghanistan trở nên xấu đi và Hồi giáo cực đoan chiếm được lãnh thổ. Đối với Nga, vấn đề Afghanistan không chỉ là vấn đề Moscow có quan ngại như Ấn Độ. Đây là yếu tố quan trọng trong việc Nga “thiết lập lại” quan hệ với Mỹ; liên quan đến mở rộng về phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO), và nó cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò lãnh đạo của Moscow về an ninh ở Trung Á.
Mặc khác, bất kể Obama có sự thay đổi về đường hướng chiến lược Afghanistan như thế nào, quan hệ Mỹ - Ấn sẽ không bị ảnh hưởng. Tương tự, việc Pakistan ủng hộ Taliban hay việc kiềm chế Islamabad sử dụng chủ nghĩa khủng bố như một công cụ chính sách quốc gia, một vấn đề quan trọng với Ấn Độ, lại chẳng ảnh hưởng gì đến đến Nga. Tuyên bố chung đưa ra không nêu lập trường của Ấn Độ rằng Taliban là một tác phẩm của Pakistan.
Đang là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga có uy thế hơn Ấn Độ trong việc gây ảnh hưởng tới những diễn biến ở Afghanistan. Nga có vai trai trò bảo đảm giải quyết xung đột và khác với Ấn Độ, Islamabad không phẫn nộ vai trò của Nga.
Việc lặp lại tuyên bố chung của Moscow ủng hộ Ấn Độ là ứng viên mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không phải là bước phát triển mới và cả hai quốc gia đều biết rằng vấn đề cải tổ Liên Hợp Quốc sẽ còn lâu dài. Nhưng thú vị là “phía Nga ủng hộ Ấn Độ là thành viên đầy đủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Liệu Moscow có bất chấp Bắc Kinh? Có sự thay đổi quan điểm về Bắc Kinh không? Theo các quan chức Ấn Độ, cho đến nay Trung Quốc đã cản trở Ấn Độ là thành viên chính thức của SCO.
Dĩ nhiên SCO sẽ là một diễn đàn rất lợi hại để tăng cường bình thường hoá quan hệ Trung - Ấn. Đặc biệt, tuyên bố cũng cho thấy ba bên Nga - Ấn - Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết “tăng cường trao đổi thông tin và ý tưởng về những vấn đề quan trọng như hoà bình, ổn định trong khu vực”.
Trong khi Ấn Độ đối mặt với sự ngăn chặn của Trung Quốc ở diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nga là một thành viên. Tuyên bố chung tạo ra một mối liên hệ với việc tăng cường hiệu quả hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường lợi ích Nga và Ấn Độ thông qua củng cố sự tương tác song phương và đa phương về những lĩnh vực liên quan khác nhau”.
Động cơ và tiềm năng mối quan hệ song phương Nga - Ấn sẽ tuỳ thuộc vào những kế hoạch trong thời gian tới với việc mở rộng hợp tác hạt nhân và quốc phòng. Ấn Độ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Nga về công nghệ quân sự tiên tiến, vấn đề mà Ấn Độ không thể tìm kiếm ở nơi khác. New Delhi đã che giấu sự mong đợi nguồn công nghệ cao của Mỹ nhưng hiện Ấn Độ nhận ra rằng Nga không thể thay thế được cho tương lai. Với Nga, Ấn Độ là một thị trường bảo đảm cho họ xuất khẩu vũ khí. Hai nước đã tham gia vào những hình thức hợp tác ẩn ý theo một bản thiết kế chung, phát triển và sản xuất hệ thống vũ khí tiên tiến, sự hợp tác mà Mỹ còn lưỡng lự thực hiện với Ấn Độ.
Về mặt hạt nhân, việc kiểm tra hàng hoá được Nhóm Cung cấp Hạt nhân cho phép buôn bán hạt nhân với Ấn Độ mở ra một viễn cảnh hy vọng về hợp tác Nga -Ấn. Điều trớ trêu là những gì mà thoả thuận hạt nhân Mỹ - Ấn định cung cấp mang tính chất công nghệ chế biến cho Ấn Độ, Nga có thể kết thúc việc cung cấp, theo các báo cáo truyền thông.
Tuy nhiên, Washington sẽ lên tiếng về hợp tác hạt nhân Nga - Ấn. Và Nga sẽ không tham gia vào bất kỳ sự hợp tác nào với Ấn Độ mà mâu thuẫn với cấu trúc mới về hạn chế vũ khí hạt nhân mà Moscow và Washington đang cùng nhau phác thảo.
Ấn Độ cũng coi Mỹ như một đối tác chủ chốt về các nhà máy hạt nhân của họ. Trong 28 lò phản ứng hạt nhân hạng nhẹ mà Ấn Độ đang xây dựng, 12 lò sẽ bắt nguồn từ Mỹ, 10 lò từ Nga và 6 từ Pháp.
Không gì tổng kết về những ưu thế Ấn Độ tốt hơn thực tế rằng vào ngày Nga và Ấn Độ đã ký kết hiệp định khung ở Moscow, New Delhi cũng đã trải thảm đỏ cho các phái đoàn của các công ty hạt nhân hàng đầu từ Mỹ trong đó có Babcock & Wilcox, Bechtel, CH2MHill, Curtiss-Wright, Cameco, Converdyn và USEC.
Nếu việc thể hiện ngoại giao đa phương này chưa đủ ấn tượng, Thủ tướng Ấn Độ sẽ đến Copenhagen tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. New Delhi đã bắt đầu hài hoà lập trường của mình về biến đổi khí hậu với lập trường của Obama với mong đợi rằng một cái ôm ngoại giao là cần thiết để đặt quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn vào tâm điểm trật tự thế giới thế kỷ 21.
-
Quốc Toản (theo Atimes)