221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1244463
Với châu Á, Obama cần hành động, không nói suông
1
Article
null
Với châu Á, Obama cần hành động, không nói suông
,
 

Thời điểm này là dịp hội họp ở châu Á. Hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Thái Lan tuần trước đã quy tụ tất cả các đối tác chính của châu Á.

 Vào giữa tháng 11 này, họ lại gặp nhau lần nữa ở Singapore tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tham dự còn có nhiều nhà lãnh đạo khác trong vùng Thái Bình Dương, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AP)

Các hội nghị thường là nơi tập hợp nhiều phe nhóm và thành phần. Tại Hội nghị ASEAN, 10 nhà lãnh đạo Đông Nam Á gặp các đối tác đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 13 quốc gia này sau đó lại gặp nhau, có thêm Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Các thông tin cho hay, khoảng 42 thỏa thuận đã được ký kết tại hội nghị, trên nhiều lĩnh vực, từ các vấn đề kinh tế và thương mại đến việc khởi động một uỷ ban nhân quyền. Không tồi đối với một hội nghị mà một số người đã lo ngại là khó có thể diễn ra: một hội nghị trước đó dự kiến vào tháng 4 ở Bangkok đã bị người biểu tình ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan bị lật đổ Thaksin Shinawatra phá vỡ.

Tổng thống Obama sẽ tới Nhật Bản đầu tiên, và trong khi dự APEC, ông cũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN. Sau đó, nhà lãnh đạo này sẽ thăm Trung Quốc và Hàn Quốc. 
 

Vậy tầm vóc nào mà Tổng thống Mỹ sẽ mang theo trong chuyến công du đầu tiên của ông tới khu vực?

Hiện nay, Obama đang phải nỗ lực hết sức bảo vệ chương trình cải tổ ngành y tế đã đề ra ở trong nước. Ông cũng đang chật vật hành động về vấn đề thay đổi khí hậu để chuẩn bị cho Hội nghị ở Copenhagen. Do vậy, có khả năng ông sẽ tới châu Á như một ngôi sao thu hút sự chú ý và chụp vài kiểu ảnh vì còn phải giữ sức cho các trận chiến khác. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này được trông chờ nhiều hơn thế.

Bắt đầu với Nhật Bản, Tổng thống Obama cần đảm bảo một mối quan hệ hợp tác hiệu quả với tân Thủ tướng Yukio Hatoyama. Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ một cộng đồng Đông Á bao gồm cả Ấn Độ, Australia và New Zealand, trong khi Trung Quốc và các nước khác còn nghi ngờ việc mở rộng khối. Mỹ sẽ hoan nghênh sáng kiến của Nhật Bản và ràng buộc với toàn bộ châu Á. Giữ cho Nhật Bản sát cánh với Mỹ là điểm khởi đầu. 

Trở lại với ASEAN, người Đông Nam Á đã cởi mở trong quan hệ với lãnh đạo Mỹ, và các sáng kiến có ý nghĩa có thể được khởi động và gây tiếng vang nhờ khát vọng khu vực. 

Một trong những sáng kiến như vậy là về thương mại tự do hơn. Trong khi Mỹ đứng ở bên lề, các thỏa thuận nội Á đã tiến xa về phía trước. Thượng nghị sĩ Mỹ Richard Lugar đã khởi đầu ý kiến về một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và ASEAN. Tuy nhiên, điều đó có thể còn quá khó về phương diện chính trị, và các tiểu nhóm ASEAN có lẽ sẽ thực tế hơn. 

Một lựa chọn đối với Mỹ là thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đề xuất này được đưa ra vào cuối thời chính quyền Bush để củng cố quan hệ với một số thành viên ASEAN như Singapore, Việt Nam và Brunei cùng các quốc gia khác ở Thái Bình Dương. Nó có thể được mở rộng bao gồm thêm các nền kinh tế Đông Nam Á khác (Malaysia và Thái Lan) với mục đích cuối cùng là trở thành một thỏa thuận APEC - sẽ là một thành tích ấn tượng nếu được hiện thực hóa vào cuối năm 2011, khi đến lượt ông Obama chủ trì hội nghị.

Vào thời điểm của khủng hoảng và thất nghiệp, dân chúng Mỹ có thể không tin tưởng vào thương mại tự do. Nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ nhận ra rằng, các thị trường đang phát triển ở châu Á là sự sống còn đối với lợi nhuận tương lai của họ và đối với sự phục hồi kinh tế toàn diện.

Hầu hết các khuôn khổ kinh tế chỉ nằm trong châu Á. Tuy nhiên, sáng kiến của Mỹ có thể thúc đẩy họ và đảm bảo rằng khu vực này vẫn để mở và ràng buộc với Mỹ. Nó cũng có thể giúp giảm bớt xu hướng một số chính phủ bị hút về phía nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc. 

Tất nhiên, khi Obama tới Bắc Kinh, ông sẽ phải tiếp tục củng cố sự hợp tác với Trung Quốc. Về cuộc khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu cùng nhiều vấn đề toàn cầu khác, Trung Quốc và Mỹ tiềm năng là những nhân tố quyết định. Tuy nhiên, Mỹ phải ràng buộc theo hướng đa phương hơn, với các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á.

Trung Quốc đã "quyến rũ" họ trong một thập niên qua, và Mỹ phải đưa ra một lựa chọn hấp dẫn. 

Với những người đa nghi, APEC là một dịp để thảo luận còn ASEAN là một đấu trường với một cuộc đọ sức đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn Ấn Độ ở bên lề. Tuy nhiên, bất chấp sự cạnh tranh, rõ ràng người châu Á đang xích lại gần nhau. Và mặc dầu chủ nghĩa địa phương châu Á còn lộn xộn và đầy căng thẳng, Mỹ vẫn là một thế lực bình ổn trong khu vực. 

Obama có cơ hội để đảm bảo rằng khu vực này sẽ tiếp tục chứng kiến Mỹ như một nhân tố cốt yếu - và ngày nay cởi mở hơn, có ích hơn so với trước kia. 
 

Nếu Tổng thống Mỹ đạt được mục tiêu này, chuyến công du của ông sẽ rất đáng giá với người Mỹ, và người châu Á sẽ nhận ra rằng thật bõ công khi mong chờ ông.  

  • Thanh Hảo (Theo The Australian)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,