221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1244076
Việt Nam - Phần thưởng của hòa bình
1
Article
null
Việt Nam - Phần thưởng của hòa bình
,
Nhiều người Mỹ khi tới Việt Nam vẫn luôn liên tưởng mọi nơi trên đất nước này với cuộc chiến đã qua. Mỗi hình ảnh, khoảnh khắc đều đem đến cho họ những ký ức cũ. Tim Jepson, tác giả cuốn Rough Guide to Vietnam cũng vậy. Ông nói, dù Việt Nam hiện nay có nhiều điểm hấp dẫn, nhưng sự kiện cũ vẫn cứ vương vấn đâu đây. Ông viết: 

Một góc Đà Lạt (Ảnh: Getty/Telegraph)
Một góc Đà Lạt. (Ảnh: Getty/Telegraph)

Đừng nhắc tới cuộc chiến. Đây là điều lưu ý chính trong cuốn Rough Guide to Vietnam (Chỉ dẫn sơ lược tới Việt Nam). Hay, chính xác hơn - điều tôi muốn diễn đạt ở đây là - đừng có trở nên bị ám ảnh bởi cuộc chiến. Nhưng làm được như thế quả là khó khi đến thăm một đất nước mà những liên tưởng ngay lập tức và không thể phai nhạt đi được, ít nhất là với tôi, vẫn là: cuộc chiến ở Việt Nam. 

Tôi nghĩ, sự gần gũi với thế giới thực chắc hẳn là điều lạ lẫm nhất khi tôi đang ngồi đọc cuốn chỉ dẫn trên chuyến bay từ Bangkok tới Thành phố Hồ Chí Minh, mà trước đây vẫn được gọi với cái tên Sài Gòn, và nhìn xuống thấy hàng dặm những cánh rừng nhiệt đới. Chỉ mất một giờ để bay từ thủ đô Thái Lan tới TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đồng nghĩa với cuộc chiến mà các lính Mỹ đã tham gia kia. 

Ở dưới là những ngọn đồi đầy cây bao phủ, nhiều những ngôi làng nhỏ, những vết ngổn ngang của khu đô thị Phnom Pênh và sau đó là những dòng nước cuồn cuộn, hùng tráng từ những con sông Sài Gòn và Mê kông, chảy qua nhiều chỗ uốn khúc lớn màu nâu với những cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ. 

Khi đáp xuống, tôi không thể không để ý rằng sân bay Sài Gòn ngày xưa rộng hơn nhiều - những tòa nhà đã còn sót lại từ xưa vẫn nhìn rõ từ trên không trung. Hay tôi cũng không thể bỏ qua được hàng hàng những boongke từng được sử dụng làm nơi neo đậu của máy bay trực thăng, lớp bê tông đã nhuốm màu tuổi tác, giờ đây, vẫn đang chống chịu với thời gian và khí hậu nhiệt đới.  

Cũng không thể không để ý tới biểu tượng của người chiến thắng, lá cờ đỏ búa liềm tô điểm cho sân bay và hầu hết đường phố và những tòa nhà công cộng khi chúng tôi lái xe qua Sài Gòn. 

Và Sài Gòn cũng quá nóng và ẩm thấp, một nơi vừa hiện đại, vừa cũ kỹ. Tôi biết bạn không nên đánh giá một nơi chỉ qua những gì bạn nhìn thấy, nhưng tại thành phố này, trong chừng mực tôi có thể diễn đạt, tôi thấy ấn tượng với hai điều: đầy xe máy, len lỏi và chen lấn trên mọi đường phố như thể một vở ba lê không hồi kết; và địa điểm hấp dẫn khách du lịch nổi tiếng nhất - bảo tàng chứng tích chiến tranh. 

Bảo tàng này được thiết kế theo phong cách cổ, một tòa nhà rộng rãi mang đậm nét phương Đông và vài anh lính những năm 1950 đứng quanh sân gác, nơi đầy những người bán hàng rong, người ăn xin, xe tăng, bom, bích kích pháo, một chiếc trực thăng Mỹ và những chứng tích bằng kim loại khác của các sự kiện 35 năm trước. 

Xuềnh xoàng và nhếch nhác, nhưng cực kỳ thuyết phục. Đặc biệt là chiếc trực thăng, thuộc loại mà bạn có thể thấy trong tất cả những bộ phim chiến tranh. Bên trong chiếc máy bay rất nghèo nàn, hoàn toàn chỉ có những thứ cơ bản, nhưng cái vẻ ngoài méo mó, đầy bụi bặm và khắc khổ đặc biệt kia lại có tính gợi nhớ kỳ lạ về trận chiến ngày nào. Vì một số lý do, tôi đã cho rằng thiết bị chiến tranh có thể phần nào đó phải hoàn hảo và có công nghệ cao. Ít nhất để nó có thể tham gia trận chiến. Bên trong chiếc máy bay gợi ký ức mạnh mẽ về quá khứ đen tối của cuộc chiến theo cái cách tôi chưa từng gặp phải bao giờ. Những khẩu súng trường và nhiều loại súng thô sơ khác, đầy vết xước ở đâu đó trong bảo tàng cũng có tác dụng tương tự. Những thứ này thật tầm thường, nhưng nó lại tiết lộ nhiều về lịch sử. 

Dĩ nhiên, có những thứ còn đáng nhớ hơn (như máy chém của Pháp, công cụ tra tấn được sử dụng bởi quân đội miền nam Việt Nam, những bào thai dị dạng do chất độc da cam gây ra) và phần nào đó tất cả những thứ đó đều tạo cảm giác đau khổ vì cái thế "xiêu vẹo" kia. 

Ở khách sạn Grand Hyatt, bạn có thể đi thăm địa đạo Củ Chi nổi tiếng (nơi những người cộng sản trú ẩn hàng năm trời, chỉ cách trung tâm thành phố 15 dặm); đi xem chợ (đặc biệt là chợ Bến Thành); leo lên Phước Hải Tự, đi xe đạp quanh đường phố. Và ăn những thức ăn ngon tuyệt - mà người Pháp, những người đóng góp nhiều cho "đống hoang tàn" của những năm 1950 và 1960, ít nhất cũng để lại một thứ di sản đáng kể. 

Sau đó, như những gì chúng tôi làm và như cuốn chỉ dẫn vẫn khuyên - hãy quên cuộc chiến và khám phá từ Sài Gòn tới Hà Nội và ngược lại. 

Bạn có thể đi thăm Đà Lạt, nơi cách Sài Gòn khoảng 40 phút đi bằng máy bay. Chúng ta sẽ nghỉ tại Ana Mandara, một trong số những khu nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam. 

Kể từ cuộc chiến của Pháp đầu thế kỷ 20, Đà Lạt gần như "thoát" được khỏi mấy cuộc chiến. Đó là một thị trấn xinh đẹp đến mức có vẻ như Mỹ và Việt Nam đã ngầm thỏa thuận không đánh bom nơi đây.  Ngày nay, thành phố - nơi phổ biến đối với những du khách Việt Nam, những người đi nghỉ tuần trăng mật - phần lớn là sự pha trộn giữa những thứ hào nhoáng và bê tông.  

Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara được xây dựng quanh một loạt những khu biệt thự từ thời thực dân Pháp. Hoàn hảo trong mọi chi tiết, nó đã trở thành một cơ sở được nân niu và giấu kín trước sự xâm nhập bởi các vùng núi non hùng vĩ, và nơi bạn có thể leo lên và có những chuyến thăm thú vị tới những ngôi làng của khu vực có người dân tộc thiểu số. 

Việt Nam có 52 dân tộc thiểu số, nhiều trong số đó lại chia ra thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn - 11 triệu người trong tổng số dân số 85 triệu dân. Nhiều trong số đó có nguồn gốc nửa du mục. Đa số các vùng núi không hạn chế cho người nước ngoài đến thăm trong 2 hay 3 năm qua, trong đó có cả những nơi đã giúp nuôi dưỡng du kích Việt Nam mà Mỹ không thể nào biết được. 

Tuy nhiên, riêng những chuyến đi tới những ngôi làng này sẽ là không đủ để nói lên rằng đi Đà Lạt là việc không bao giờ phải hối tiếc. Mà chính con đường mới tuyệt vời (được xây dựng với hy vọng thu hút thêm nhiều khách du lịch mới) từ Đà Lạt qua những dãy núi tới bờ biển sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống gắn bó với thiên nhiên. Đó là tuyến đường đầy thú vị, mở ra cánh cửa mới tới một trong những cảnh kỳ thú nhất của Việt Nam, từ những vách đá cheo leo và khu rừng với tấm màn sương mù che phủ, nơi vẫn là nơi ở của các loài hổ, và những quả đồi thấp hơn và rồi tới vùng đất thấp màu mỡ gần thành phố biển Nha Trang. 

Nha Trang là một nơi khác mà chính phủ Việt Nam đặt nhiều hy vọng, và ở đây, họ có khu Six Senses. Six Senses Hideaway nằm tại Vịnh Ninh Vân, một vịnh nhỏ ban sơ tách biệt hẳn với thành phố. 

Đây thực sự là nơi "ẩn náu" không thể chê vào đâu, được xây dựng trên bên bãi cát trắng trong khuôn viên đầy núi cao xanh ngắt - đó là sự hòa hợp của bờ biển, đồi núi và các biệt thự trên nước đầy phong cách - và chỉ có thế đến được bằng thuyền. Ở đây có sự kết hợp khéo léo rừng, đá, tre và là nơi nghỉ dưỡng thỏa mãn những yêu cầu mẫu mực: biển, cát, sự sắp xếp và dịch vụ. 

Dịch vụ ở đây thật tuyệt: người Việt Nam thực sự tinh tế, đặc biệt là những phụ nữ trẻ, những người dẫn chúng tôi đi quanh khu nghỉ dưỡng bằng xe đạp. Hấp dẫn và thân thiện, họ tự hào và hạnh phúc khi kể cho chúng tôi nghe họ đã trải qua các kỳ thi tiếng Anh như thế nào. 

Phần lớn thời gian ở đây, tôi nằm soài trên cát. Nha Trang, một thành phố ngăn nắp và tinh tươm với bờ biển rất đặc biệt, kéo dài 4 dặm và là nơi dạo chơi lý tưởng bên những cây cọ, thứ cây càng làm tăng thêm nét hấp dẫn cho cái vẻ "e thẹn" của vùng đất. Cát và khu bến cảng tinh khôi và nhộn nhịp, nhưng không quá đông đúc, với những người địa phương và khách du lịch trong nước.  

Chiến tranh dường như đã lùi xa nơi đây từ lâu lắm rồi, đội ngũ nhân viên trẻ, luôn nở nụ cười là hiện thân của một thế hệ mới, kết quả của sự bùng nổ dân số của cuộc chiến tranh đặc biệt của họ. Mà cũng đúng là đã lâu rồi thật, vì cũng đã 35 năm trôi qua còn gì. 

Nhưng khi tôi đi bộ từ một nhà hàng buổi tối dọc theo con đường cát cắt qua cánh rừng, tôi không thể không tưởng tượng ra từng có lính Mỹ cũng đi theo con đường yên tĩnh này. Ở đây, cánh rừng được làm mỏng đi và tạo ra những con đường rõ rệt. Tuy nhiên, tôi gần như không thể nhìn thấy dấu chân nào.  

Như trong bảo tàng chiến tranh, khoảnh khắc này gợi nhớ cho tôi nhiều điều. Nó làm tôi bất chợt nhận ra rõ ràng sự vô vọng trong cả "cuộc phiêu lưu" của Mỹ ở Việt Nam. Một lính Mỹ không có nhiều cơ hội ở đây. Có thể đã có một đứa trẻ đã đi bộ theo lối này và kể cho những tướng Mỹ rằng kế hoạch của họ đã báo trước thất bại. 

Tôi thừa nhận đã có một suy nghĩ bất thường, sau bữa tối xa xỉ, với sự thoải mái tại khu biệt thự xa hoa ở xa về phía bờ biển. Cuộc chiến ở Việt Nam, đó là mối liên hệ tôi không thể gạt khỏi tâm trí.

  • Đình Ngân (Theo Telegraph)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,