221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1244850
Trung Quốc dùng "ngoại giao sốt rét" với châu Phi
1
Article
null
Trung Quốc dùng 'ngoại giao sốt rét' với châu Phi
,

Trong một phòng thí nghiệm ở Quảng Châu, thành phố phía nam Trung Quốc, các nhà khoa học đang cố gắng chiết xuất cây ngải tây ngọt để tạo ra artemisinin, một hợp chất được sử dụng để chống sốt rét.

s
Trung Quốc thực hiện "ngoại giao sốt rét" để gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi.
 (Ảnh: Javno)
Trung Quốc hy vọng sẽ nghiên cứu và sử dụng loại thuốc này như một vũ khí đặc biệt riêng trong cuộc chiến chống sốt rét không chỉ với đại lục, mà còn ở châu Phi – châu lục mà cứ 30 giây lại có một em nhỏ tử vong vì căn bệnh này.

Thực tế là, một chương trình trị tận gốc sốt rét mà Trung Quốc áp dụng trên một hòn đảo ở châu Phi đã chứng minh tính hiệu quả lớn.

Trở lại phòng thí nghiệm ở Quảng Châu, các nhà khoa học cũng thu được nhiều kết quả. Một trong những tủ lạnh của phòng thí nghiệm chứa đầy ống nghiệm đựng giống cây ngải tây ngọt (còn gọi là Artemisia Annua) - loại cây chỉ tìm thấy ở vùng hoang vu thuộc Trung Quốc, Việt Nam và khu vực biên giới Myanmar.

"Có khoảng 0,6 phần artemisinin trong 100 phần mỗi cây tự nhiên, nhưng chúng tôi phải cố gắng gia tăng hàm lượng artemisinin lên 1,2-1,8”, Phong Lí Linh, một trợ lý giáo sư thuộc Học viện Y khoa Nhiệt đới tại Đại học Y học Dân tộc Quảng Châu, Trung Quốc nói.

Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Phi (FOCAC) ba năm một lần vào 2006, Trung Quốc đã cam kết giúp châu lục đen trong cuộc chiến chống sốt rét và kể từ đó đã xây dựng trên 30 đơn vị phòng và chống sốt rét. Cuộc gặp FOCAC tiếp theo diễn ra vào 8-9/11 ở Ai Cập.

Theo giáo sư chính trị Joseph Cheng thuộc Đại học Hong Kong, việc giúp các nước đang phát triển tiêu diệt sốt rét sẽ góp phần hoàn tất mục tiêu gia tăng ảnh hưởng và danh tiếng như một cường quốc toàn cầu mà Trung Quốc đề ra.

"Trung Quốc đang thăm dò những con đường hiệu quả để giúp đỡ Thế giới thứ Ba và hứng thú với việc tạo ra đóng góp khác biệt”, Cheng nhấn mạnh. "Sốt rét phù hợp với chiến lược này, nó không quá đắt, nó rẻ hơn cuộc chiến chống AIDS”.

Thử nghiệm thành công

Tanzania, Kenya và Nigeria đã bắt đầu có trang trại trồng và lai ghép cây ngải tây ngọt, Lí Quốc Kiều tại Học viện Y khoa Nhiệt đới cho biết.

"Tôi đã xem xét các khu vực trồng cây và thấy ngải tây phát triển tốt”, Lí nói. Khi được hỏi liệu Trung Quốc sẽ xuất khẩu Artemisia Annua sang châu Phi, ông cho biết. “Chúng tôi muốn trồng chúng ở Trung Quốc và việc xuất khẩu phụ thuộc vào quan hệ song phương”.

Ông tham gia một dự án thí nghiệm tại đảo Moheli, thuộc quần đảo Comoros ở cửa phía bắc eo biển Mozambique.

Vào giữa tháng 11/2007, toàn bộ 36.000 cư dân trên đảo trải qua cuộc thử nghiệm dùng hai đợt thuốc chống sốt rét nhằm vào ký sinh trùng trong cơ thể. Lý do căn bản ở chỗ, muỗi chỉ là vật truyền bệnh từ người này sang người khác, chứ không phải là vật chủ. Nguồn chứa bệnh dịch thực tế là con người, rất nhiều người mang ký sinh trùng trong cơ thể mà không hề có biểu hiện gì.

"Căn bản là tiêu diệt mầm bệnh, có ở con người, không có nguồn bệnh này, vật truyền bệnh vô tác dụng”, ông Lí khẳng định.

Kết quả thu được rất đáng chú ý. Trong khi tỉ lệ người mang ký sinh trùng tại Moheli ở mức từ 5-94% từ làng này tới làng khác trước cuộc thử nghiệm, thì sau đó, nó đã giảm xuống còn 1% hoặc ít hơn kể từ tháng 1/2008 và giữ nguyên cho tới giờ.

"Trước đây, 70-80% bệnh nhân nhập viện do sốt rét. Sau đó, khó có thể tìm thấy người nào mắc bệnh”, ông Lí nhấn mạnh.

Comoros giờ đây cấm bất cứ ai vào Moheli nếu họ không trải qua đợt dùng thuốc chống sốt rét - một hợp chất của artemisinin, primaquine và pyrimethamine mà Trung Quốc cung cấp miễn phí.

Chính quyền địa phương cũng đề nghị Bắc Kinh mở rộng chương trình ở hai đảo lớn hơn Grande Comore và Anjouan, với tổng dân số khoảng 760.000 người. Ông Lí cho biết, Trung Quốc ủng hộ ý tưởng này trên nguyên tắc và đang cân nhắc cung cấp chi phí cho hoạt động.

  • Kỳ Thư (Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,