221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1245548
Obama và khoảng trống chính sách ở châu Á
1
Article
null
Obama và khoảng trống chính sách ở châu Á
,
 

Trong cuộc gặp đầu tiên với tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tuần trước, Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore, nói rằng ông cảm thấy vinh dự khi gặp lãnh đạo Mỹ tại "thời điểm nước Mỹ đang cải cách và đổi mới và trong suốt giai đoạn chuyển đổi mà ở đó, trật tự thế giới đang chuyển khác".

Obama đang chịu áp lực phải có biện pháp lấp đầy khoảng trống chính sách của chính quyền mình (Ảnh: The Atlantic)

Obama đang phải chịu áp lực trước những khoảng trống trong chính sách của mình (Ảnh: The Atlantic)

Tuy nhiên, trong các cuộc gặp riêng tại Washington, thông điệp của Lý Quang Diệu lại có vẻ thẳng thắn hơn.

Ông nói với Fred Bergsten, giám đốc viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson: "Các ông đang để cho Trung Quốc một mình một đường ở châu Á. Khoảng trống trong chính sách của Mỹ đang tạo điều kiện để Trung Quốc trở thành người đi đầu".

Lời cảnh báo của Lý Quang Diệu rất đúng lúc. Vào thứ 4, Obama sẽ lên đường tới Tokyo trong chuyến công du khu vực, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore, nơi chính phủ Lý Hiển Long sẽ là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC) cuối tuần này.

Thế nhưng, ở châu Á, một số chính phủ đang tỏ ra ngày càng quan ngại về việc Mỹ đã không còn dẫn đầu về thương mại nữa kể từ khi Obama lên nắm quyền. Không nhiều người tin rằng ông có sự nhiệt tình hay sức mạnh để khởi động lại vòng đàm phán Doha về thương mại toàn cầu - và ông vẫn không đề nghị quốc hội đổi mới quyền xúc tiến thương mại của tổng thống.

Rất ít người tin rằng ông sẽ có thể thông qua thỏa thuận quan trọng về thương mại tự do Mỹ-Hàn năm 2007 vì sự phản đối mạnh mẽ trong quốc hội.

Tuần trước, dân biểu Sander Levin, chủ tịch tiểu ban thương mại của Hạ viện, đã gửi thư tới Nhà Trắng, nói rằng Hàn Quốc và Nhật Bản đang lùi lại việc mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ - vấn đề gây đau đầu với các nghị sĩ Mỹ vào thời điểm tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức hai con số.

Levin đã đối chiếu chương trình “cash for clunkers” (đổi xe cũ mua xe mới), trong đó có chào đón các loại phương tiện nước ngoài trên quy mô lớn, với bản chất đóng cửa của các chương trình tương tự ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tại thị trường xe Hàn Quốc, thị phần nước ngoài đã giảm từ mức 5,3% năm ngoái xuống 4,5% năm 2009 (tính ở thời điểm hiện tại). Mức này cũng tương đương với của Nhật Bản.

Levin nói: "Chúng tôi muốn nước Mỹ phải tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để mở cửa thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đối với ôtô Mỹ. Đã đến lúc Hàn Quốc và Nhật Bản phải đối xử với các nhà sản xuất Mỹ và các nước khác một cách công bằng".

Tuy nhiên, trong khi toàn cầu hóa ngày càng trở nên ít được quan tâm hơn ở Mỹ, thì những nơi khác trên thế giới lại đang thúc đẩy quá trình này. Mới đây, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận tự do thương mại với châu Âu. Nhật Bản cũng đang có những cuộc đàm phán tương tự với Liên minh châu Âu. Mỉa mai hơn, EU lại tuyên bố những cuộc đàm phán này là một cách để bảo vệ chính mình khỏi các ảnh hưởng tới thương mại từ thỏa thuận Mỹ-Triều không đi đến đâu kia.

Các nhóm vận động hành lang cho doanh nghiệp Mỹ đang hy vọng Obama sẽ có thể tạo ra bước đột phá nào đó tại Seoul vào tuần tới. Có lẽ sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu ông đem thỏa thuận tự do thương mại  trở lại Lầu Năm Góc, và bất cứ bước đi mới nào cũng sẽ phải bao gồm việc đàm phán lại thỏa thuận đó để ôtô Mỹ có thể tiếp cận thị trường này tốt hơn.

Bergsten nói rằng, "với việc Mỹ có một chính sách thương mại không hiệu lực, thì những nước khác đang nhanh chóng lấp đầy khoảng trống đó.

Obama sẽ phải đối phó với những phản ứng của Bắc Kinh sau quyết định đánh thuế lên lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc gần đây, bên cạnh những vụ tranh chấp phổ biến hơn về sự thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc.

Nhưng, khả năng lãnh đạo của Washington sẽ dễ cảm nhận được nhất ở hội nghị APEC cuối tuần này. Steve Schrage tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nói: "Bạn đã thấy các nước châu Á tham gia vào các cuộc đàm phán trên khắp khu vực và thế giới - hơn 16 cuộc đàm phán đã hoàn tất. Đổi lại, bạn có thể thấy một nước Mỹ, nơi vẫn có những nghi ngại về sự cải thiện của tình trạng việc làm và các nỗ lực liên quan tới thỏa thuận thương mại tự do của chúng ta đang bị ngưng trệ".

Tuy nhiên, cũng có một triển vọng khả quan mở ra nếu Obama đặt quyết tâm ở nhóm Đối tác vượt Thái Bình Dương - một nhóm các nước thành viên APEC mong muốn thiết lập thương mại mở tại khu vực.

Các quan chức Nhà Trắng cho rằng Obama có thể xem xét cách làm như thế, và theo họ, có thể sẽ giúp lấy lại sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ ở châu Á.

  • Đình Ngân (Theo Financial Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,