221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1243691
Mỹ viện trợ lương thực mà châu Phi vẫn không giảm đói
1
Article
null
Mỹ viện trợ lương thực mà châu Phi vẫn không giảm đói
,
 

Nước chịu hạn hán nặng nề Ethiopia đang kêu gọi cứu trợ lương thực trong cuộc chiến chống lại cái đói, nhưng một số nhà phê bình lại chỉ trích rằng chính sách của nước cấp viện trợ hào phóng nhất - Mỹ- lại đang làm trầm trọng thêm cái vòng đói luẩn quẩn tại đây.

Obama trong chuyến thăm châu Phi khi còn là nghị sĩ, ảnh minh họa (Ảnh: yilma Bekele, EthioSun)
Obama trong chuyến thăm châu Phi khi còn là nghị sĩ, ảnh minh họa (Ảnh: yilma Bekele, EthioSun)
Một Ethiopia nghèo đói nhận 70% lượng viện trợ từ Mỹ, nhưng theo một báo cáo mới của tổ chức cứu trợ Oxfam thế giới thì sự hỗ trợ đó đang tỏ ra tốn kém và chưa hiệu quả.

Một đạo luật của Mỹ yêu cầu tiền cứu trợ lương thực phải được sử dụng để mua lương thực trồng ở Mỹ, ít nhất một nửa trong số đó phải được đóng gói trong nước và hầu hết phải được vận chuyển bằng tàu Mỹ. Theo Oxfam, những điều này là đắt đỏ và mất thời gian hơn mua lương thực ở ngay tại khu vực đó.

Carolyn Gluck, một đại diện của Oxfam nói: "Cứ gần 1 USD chi cho viện trợ, người đóng thuế Mỹ sẽ phải trả tới 2 USD để gói viện trợ đến được đó."

25 năm trước Ethiopia cũng từng phải chịu một nạn đói kinh hoàng, làm chết 1 triệu người.

Chính sách viện trở lương thực của Mỹ...lãng phí

Chris Barrett, giảng viên kinh tế phát triển tại đại học Cornell, từng làm biên tập cho tạp chí Kinh tế nông nghiệp Mỹ cho rằng hệ thống viện trợ lương thực của Mỹ không chỉ đắt đỏ mà còn phản tác dụng với ý tưởng trợ giúp một nước đang trong tình trạng khẩn cấp.

Barrett nói: "Thời gian để chuyển cứu trợ khẩn cấp từ Mỹ phải mất tới gần 5 tháng. Vào thời điểm mà viện trợ lương thực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết... thì chúng ta lại không theo đuổi những cách làm tốt nhất trên thế giới."

Một trong số những cách tốt nhất bao gồm việc mua lương thực để phân phối ngay từ địa phương hoặc trong khu vực. Ví dụ, thay vì chuyển ngũ cốc từ bang Iowa, USAID, cơ quan của Mỹ phụ trách phân phát lương thực cứu trợ nhân đạo, có thể mua những thứ đó ngay tại Uganda, hay sử dụng những cách rẻ tiền hơn để vận chuyển lương thực và qua đó tiết kiệm thêm được một khoản cho cứu trợ, chứ không phải lãng phí cho dịch vụ logistics.

Hay cách khác là sử dụng tiền đầu tư vào những chương trình dài hạn như kiểu sáng kiến Pastoralist Livelihood. Tổ chức này hỗ trợ cộng đồng khá lớn những dân du mục chăn nuôi gia súc ở Ethiopia để tìm cách duy trì vật nuôi tốt hơn qua những đợt hạn hán và phát triển thị trường vật nuôi. Chương trình này bắt đầu năm 2005 và đã tăng tỷ lệ vật nuôi sống sót lên hơn 10% qua trận hạn hán năm ngoái tại một cộng đồng nơi họ làm việc.

Một báo cáo của Văn phòng giải trình trách nhiệm Mỹ GAO hối tháng trước điều tra về những viện trợ lương thực kết luận rằng cứu trợ lương thực của Mỹ chuyển tới 10 quốc gia khác nhau tại khu vực cận Sahara châu Phi tốn kém hơn 34% so với lương thực được mua tại địa phương hay trong khu vực của Chương trình lương thực thế giới WFP.

Chính sách viện trợ lương thực của Mỹ không thể thay đổi một sớm một chiều

Bratter nói: "Lợi ích nông nghiệp từ những chương trình này được tranh luận hàng năm tại quốc hội, nhưng nếu vì vấn đề tiền bạc mà loại bỏ những lợi ích nông nghiệp ra khỏi những tính toán, thì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự ủng hộ trong tương lai cho các chương trình này.

Judith Schuler, đại diện WFP tại Ethiopia, cũng thừa nhận rằng, sự thay đổi không thể diễn ra một sớm một chiều.

Schuler phát biểu: "Chúng ta phải tiến tới những chiến lược dài hạn. Hiện tại có tới 6,2 triệu người không được bảo đảm về lương thực. Họ cần sự viện trợ ngay lập tức."

  • Đình Ngân (Theo ABC News)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,