Sẽ là không quá khi đánh giá sự nổi lên của ALBA (nhóm 9 nước cánh tả Mỹ Latinh) và sự thức tỉnh chung của Mỹ Latinh đối với vai trò mà Mỹ vẫn tự nhận xằng mình là "vua" của cả lục địa này. Học thuyết đã 200 năm tồn tại Monroe là minh chứng cho tuyên bố của Washington về ảnh hưởng đặc biệt của Mỹ đối với cả bắc, trung và nam Mỹ và cả vùng biển Caribe.
Mỹ Latinh đang nhận được "sự quan tâm" ngày càng nhiều của Mỹ, NATO (Ảnh: coto2.files.wordpress.com) |
Nhận thấy những xu hướng phát triển ngoài mong muốn này, Mỹ và những đồng minh của mình ở NATO đang nỗ lực "đòi lại" ảnh hưởng ở châu lục này từ phía nam biên giới Mỹ trở xuống.
Ngày 28/11 đánh dấu 5 tháng vụ lật đổ đổ Tổng thống Honduras, và cuộc bầu cử với sự giúp đỡ của Mỹ lại sắp diễn ra, còn ngày 30/11 sẽ tròn một tháng kể từ khi Washington kí thỏa thuận với Chính phủ Alvaro Uribe, Colombia về việc sử dụng 7 căn cứ quân sự tại nước này.
Trong khi vẫn không ngừng đẩy mạnh cuộc chiến trên phạm vi rộng ở Nam Á - tiếp tục đưa quân vào Iraq và Balkan, duy trì tình trạng chiến tranh ở ngoài khơi Somali, Lebanon, và triển khai quân ở hầu hết các nơi trên thế giới, Mỹ và các đồng minh NATO giờ đây đã không còn sao nhãng Mỹ Latinh nữa.
Trung, Nam Mỹ và Caribe đang nhận được sự quan tâm ngày một nhiều hơn sau sự bỏ bê của Mỹ và đối tác kể từ chiến tranh lạnh.
Gần 5 tháng kể từ cuộc bạo động ngày 28 lật đổ Tổng thống Hunduras Manuel Zelaya do Tướng Romeo Vasquez Velasquez lãnh đạo, người từng tốt nghiệp Viện Hợp tác an ninh bán cầu tây, mà trước đây là trường học (quân sự) của các nước châu Mỹ (School of the Americas) tai tiếng.
Ngày 15/11, Manuel Zelaya đã gửi một bức thư tới Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ trích những hành động của Washington và tuyên bố rằng, việc chấp nhận các điều khoản dàn xếp của Mỹ với Micheletti (tổng thống lâm thời Honduras) liên quan tới cuộc bầu cử sắp tới sẽ trở thành sự "che giấu vụ bạo động, mà chúng ta biết sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới nhân quyền của những người dân sống trên đất nước này vì sự đàn áp quân sự".
Tại các quốc gia, nơi các ứng cử viên không hoàn toàn là những người thân phương Tây thắng cử, hay những tổng thống không được phương Tây ủng hộ tái đắc cử thì họ sẽ tiến hành một "gói" các biện pháp can thiệp với một số biến thể của "cuộc cách mạng màu" để nhằm dẫn đến thay đổi kết quả. Lầu Năm Góc có một cơ sở quân sự ở căn cứ không quân Soto Cano, Honduras và ở đó cũng đặt lực lượng đặc nhiệm chung Bravo với đầy những loại máy bay như Black Hawk và Chinook.
Ngày 16/11, bức ảnh chụp tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Michael Mullen, bắt tay người đồng nhiệm Colombia, Tướng Freddy Padilla bên ngoài Lầu Năm Góc trong chuyến thăm ba ngày trước đó, xuất hiện trên trang web của Lầu Năm Góc.
Lý lịch của Padilla vừa có tính minh họa, vừa có tính điển hình. Ông trước đó đã được tuyển vào học "nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố" tại Đại học George Washington, rồi tham gia khóa học chuyên sâu về nghiên cứu quân sự tại Fort Belvoir, Virginia và còn được đào tạo tình báo chiến lược ở Trung tâm phân tích tình báo quốc phòng tại Thủ đô Washington.
Những căn cứ này phục vụ hai mục đích: đẩy mạnh cuộc chiến chống nổi dậy trong nước và góp phần đối phó với hai nước láng giềng là Venezuela và Ecuador.
Bogota (Thủ đô Colombia) báo cáo có 9 lính nước này thiệt mạng trong vụ đụng độ với FARC (lực lượng vũ trang cách mạng Colombia) tại khu vực miền tây nam Cauca ngày 10/11.
Năm ngày sau, Colombia bắt giữ 4 lính gác Venezuela trên một con sông tại Vichada của nước này. Mấy ngày trước đó, 2 lính Venezuela bị giết tại bang Tachira trên vùng biên giới giáp Colombia, khiến Caracas triển khai 15.000 quân tới khu vực này ngày 5/11.
Tuần sau đó, Venezuela bắt giữ 8 người Colombia và 2 người dân Venezuela vì tình nghi có những hoạt động bán quân sự tại biên giới hai nước. Quan chức Chính phủ Ricardo Sanguino "tố cáo các hoạt động nửa quân sự đang gia tăng là chiến lược che đậy cho sự tiếp cận quân sự tăng cao của Mỹ đối với các căn cứ quân sự Colombia" và rằng "họ đang cố gắng gây mất ổn định cho chính quyền Venezuela..."
Ngày 8/11, Tổng thống Bolivia Evo Morales nói, việc quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Colombia có nghĩa là sự khiêu khích đối với người dân Mỹ Latinh, mà chủ yếu là các thành viên nhóm Đồng minh châu Mỹ của Bolivia (ALBA). Với lý do chống lại nạn buôn lậu thuốc phiện và chống khủng bố, hàng nghìn lính Mỹ sẽ được triển khai tới Colombia.
ALBA bao gồm các nước Bolivia, Venezuela, Nicaragua, Honduras (cho tới trước cuộc lật đổ), Cuba, Dominica, Ecuador, Saint Vincent và the Grenadines, Antigua và Barbuda.
Washington đang sử dụng Colombia như là một vũ khí mới nhắm chống lại ALBA. Ngoài ra, còn có nhiều "ứng cử viên triển vọng" có thể cung cấp căn cứ quân sự hay bổ sung sự có mặt quân sự của Mỹ và châu Âu tại Mỹ Latinh và Caribe là Homduras (sau cuộc lật đổ), Panama, Peru, Chile, và hiện đang gây áp lực cho Brazil, Guyana và Suriname.
ALBA chỉ trích, 7 căn cứ quân sự Mỹ ở Colombia là quá nhiều cho việc Lầu Năm Góc chỉ đơn thuần tiến hành các hoạt động giám sát, ngăn chặn nạn buôn bán thuốc phiện và cả cuộc chiến chống lại FARC.
Một trong số các căn cứ quân sự được Mỹ tiếp quản - Larandia ở Florencia - nằm trong phạm vi có thể tấn công dễ dàng sang Ecuador (như căn cứ không quân Alberto Pawells Rodriguez tại Malambo, gần Veneuzela). Tổng thống Ecuador trước chuyến thăm tới Nga ngày 29/10 đã tuyên bố rằng "chúng tôi cần phải xây dựng lại một lực lượng quân đội hùng mạnh. Ecuador đã bị báo động bởi quyết định của Colombia - cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ của mình".
Quan hệ hai nước vốn đã xấu đi từ tháng 3 năm 2008, khi quân đội Colombia tiến hành đợt tấn công quân sự vào FARC trên đất Ecuador.
Giống như các thành viên khác của ALBA - Venezuela, Bolivia và Nicaragua, Ecuador cũng đang mua các trang thiết bị quân sự từ Nga, thay cho những lần mua bán quân sự chủ yếu trước đây với Mỹ.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã phục hồi lại đầy đủ Đệ Tứ Hạm Đội sau khi bị giải tán từ năm 1950. Khu vực mà Hạm đội 4 này chịu tránh nhiệm là biển Caribe, Trung và Nam Mỹ. Đầu tháng 11, tư lệnh của Bộ Tư lệnh quân sự Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh USSOUTHCOM được bổ nhiệm là Thiếu tá Trombitas.
Colombia và Honduras không phải là những phần duy nhất trong kế hoạch của Washington. Ngày 5/11, Tổng thống Paraguay Fernando Lugo đã thay thế các tư lệnh quân đội cấp cao của đất nước - Tướng Oscar Velazquez, đô đốc hải quân Claudelino Recalde và Tướng không quân Hugo Aranda, động thái mà theo nhiều người là nhằm phòng ngừa "cuộc lật đổ tương tự như với Tổng thống Honduras Manuel Zelaya...
Còn tại Mexico, nhà báo Luis Gutierrez nói tại một hội nghị chống lại sự mở rộng của NATO trên toàn cầu tháng trước rằng: "Mexico có biên giới 3.000km với Mỹ thì đó cũng là biên giới với NATO".
Tương tự, Hà Lan, không chỉ hỗ trợ đồng minh Mỹ trong NATO ở Nicaragua và Honduras, mà còn cho phép sử dụng những hòn đảo của mình ở Caribe - Netherlands Antilles, nơi rất gần với Venezuela.
Cuối tháng 9, Tổng thống Panama, Ricardo Martinelli, và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp gỡ, và theo nhiều nguồn tin, đã đi đến một hiệp định sơ bộ về các căn cứ hải quân và không quân ở Panama trong cuộc gặp gần đây tại New York.
Ngày 9/11, thượng nghị sĩ bang Florida, Bill Nelson, còn nói rằng, "Vịnh Mexico là khu vực huấn luyện và thử nghiệm lớn nhất của quân đội Mỹ trên thế giới".
Còn trong một nghiên cứu 3 năm gần đây của Cuba thì sự có mặt quân sự của Mỹ ở Mỹ Latinh và Caribe nhìn chung được củng cố ở hai khu vực:
1. Vòng cung hợp thành từ các đảo Caribe, vịnh Mexico, và Trung Mỹ, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất Mỹ Latinh và được củng cố bởi các căn cứ Guantanamo, Reina Beatriz, Hato Rey, Lampira, Roosevelt, Palmerola, Soto Cano, Comalapa và những nơi ít mang tính quân sự hơn.
2. Vòng cung bao quanh lưu vực sông Amazon, về phía Panama, nơi có con kênh, sự giàu có của khu vực và là đầu mối dẫn vào Nam Mỹ, bao gồm các căn cứ Manta (vừa bị Ecuador đóng cửa hồi tháng 7), Larandia, Tres Esquinas, Cano Limon, Marandua, Riohacha, Iquitos, Pucallpa, Yurimaguas and Chiclayo, những căn cứ này đều có liên hệ với những căn cứ ở khu vực xa hơn về phía bắc.
Và các địa điểm khác có thể được lựa chọn trong chiến lược ở Mỹ Latinh là Peru và Chile.
Dưới thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng và đương kim Tổng thống Michelle Bachelet, Chile đã "tích lũy" được kho khá lớn các vũ khí hiện đại từ các quốc gia NATO: hàng trăm xe tăng từ Đức, Pháp và Mỹ; máy bay F-16 từ Hà Lan và Mỹ; các vũ khí phá hủy từ Hà Lan, Anh; tàu ngầm Scorpion Pháp.
-
Đình Ngân (Theo Global Research)