Cuối cùng thì sau nhiều tranh cãi, đến lúc này, khỏi cần bầu cử, ông Hamid Karzai vẫn là người thắng cử Tổng thống
Pano cổ động bầu cử cho ông Kazai. Ảnh AP.
Ngày 2/11, Ủy ban bầu cử
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở cựu ngoại trưởng Abdullah Abdullah - đối thủ duy nhất của đương kim tổng thống Hamid Karzai - tuyên bố không tham gia cuộc bầu cử do bất bình.
Cự Ngoại trưởng Abdullah Abdullah thông báo ông quyết định rút khỏi cuộc bầu cử vòng hai, sau khi các cuộc thương thảo phút chót không đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực chấp nhận được với ông Karzai, theo một nguồn tin ngoại giao phương Tây.
Abdullah nói với người ủng hộ rằng ông không chấp nhận việc bầu cử lại được tổ chức bởi cùng uỷ ban bầu cử do Karzai bổ nhiệm. Vòng 2 được dự kiến vào 7/11 sau khi Liên Hợp Quốc khẳng định gần 1/3 số phiếu ủng hộ ông Karzai ở vòng 1 bị gian lận.
Vậy là giờ đây, đất nước này lại được dẫn dắt thêm 5 năm nữa bởi một vị Tổng thống vốn đã được chọn trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Chính quyền Obama có vẻ sẽ chấp nhận kết quả trên mặc dầu từ lâu đã chỉ trích khả năng lãnh đạo của Tổng thống Karzai.
Tổng thống Barack Obama đã chờ đợi chính phủ mới ở Kabul để xác định liệu ông có tăng viện thêm vài chục nghìn quân tới Afghanistan, nơi cuộc chiến ngày càng trở lên khốc liệt với tháng 10 vừa qua là thời gian đẫm máu nhất đối với lính Mỹ trong 8 năm tham chiến tại đây.
David Axelrod, cố vấn cấp cao của ông Obama, nói rằng hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Abdullah sẽ thua ở vòng 2, "vì vậy chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ mới ở đó. Và rõ ràng là có nhiều vấn đề chúng tôi cần thảo luận, chẳng hạn như ngăn chặn nạn tham nhũng. Có nhiều vấn đề chúng tôi sẽ bàn bạc với Tổng thống Karzai".
Mặc dầu không tin tưởng Karzai, Mỹ chỉ còn cách ủng hộ một nhà lãnh đạo từng lấy lòng được Washington bởi sức hấp dẫn, khả năng nói tiếng Anh thông thạo và vai trò của ông như một nhà hòa giải ngay sau khi Taliban bị lật đổ. Thành thạo nhiều ngôn ngữ của người
-
Nhật Vy (Theo AP, CNN, Reuters)