221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1248283
Ấn Độ có còn nằm trong ưu tiên của Mỹ?
0
Article
null
Ấn Độ có còn nằm trong ưu tiên của Mỹ?
,
Trung Quốc, Nhật Bản,  Indonesia, Afghanistan, Pakistan... Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu một loạt nước trong bài phát biểu về chính sách châu Á khi ông tới Tokyo. Đáng chú ý là không có tên Ấn Độ.
Có phải Ấn Độ không nằm trong "tầm ngắm" của Obama? Hay nước này là một đồng minh thân thiết đến nỗi nhà lãnh đạo này không cần nêu tên ở một sự kiện công khai?

 

Mô tả ảnh.
Nhiều người cho rằng quan hệ Mỹ - Ấn đang trục trặc. (Ảnh: AP)

Điều đó khiến New Delhi lo lắng. Vài ngày sau đó, Obama còn gây ngạc nhiên hơn khi chấp nhận một yêu cầu của Trung Quốc là để Bắc Kinh đảm nhận vai trò của một người giám sát ở Nam Á.

Khi Manmohan Singh tới Washington trong một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi Obama lên làm Tổng thống, dư luận càng thấy rõ hơn rằng có điều gì đó trục trặc trong quan hệ song phương. Dường như, niềm tin cậy lẫn nhau mà George Bush Jr và Manmohan Singh cố công khuyến khích, đang rạn nứt. Cuộc gặp ở Washington có thể sẽ càng làm rõ hơn tình trạng này.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ có hàng loạt lĩnh vực được nêu ra tại cuộc hội đàm giữa Manmohan Singh và Obama - nông nghiệp, giáo dục, công nghệ, thay đổi khí hậu, thương mại, chống khủng bố...  Thế nhưng, liệu sự kiện này có làm tô điểm thêm cho bức tranh lớn đang nổi lên giữa hai nước?

"Bức tranh lớn" này là gì? Người Mỹ đã nói rõ ràng như thế. Vào tháng 3/2005, cố vấn của chính quyền Bush, Philip Zelikow, định nghĩa chính sách mới về Nam Á của Mỹ, nói rằng: "Mục tiêu của Mỹ là giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc chính của thế giới trong thế kỷ 21. Chúng tôi nhận thức một cách đầy đủ mọi hàm ý, trong đó có các hàm ý về quân sự trong tuyên bố này".

Mới đây, cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Robert Blackwill còn nêu thêm chi tiết: "Bush đặt sự biến đổi quan hệ Mỹ - Ấn của ông trên nguyên tắc cốt lõi là một Ấn Độ dân chủ sẽ là nhân tố chính cân bằng với sự lớn mạnh của Trung Quốc".

Cũng theo Blackwill, mối quan hệ song phương sâu sắc giữa Mỹ và Ấn Độ nằm trong các lợi ích sống còn của cả hai quốc gia.

Nói cách khác, Mỹ bắt đầu coi Ấn Độ là một đối tác chính ở châu Á, ngang bằng với Trung Quốc; thực thế, có thể là một đối trọng trước một Trung Quốc đầy tham vọng. Các mối quan hệ Mỹ Ấn đã bắt đầu xuôi theo hướng mới này, với đỉnh điểm là một thỏa thuận hạt nhân song phương.

Thế nhưng, dường như chính quyền Obama không, hoặc vẫn chưa, tỏ dấu hiệu gì để chứng tỏ một giai đoạn chuyển đổi tiếp theo trong quan hệ song phương đang bắt đầu. Rốt cục, bức tranh lớn giờ đây chỉ là về chuyển đổi các thể chế và tư duy của chính quyền hai nước.

 William Cohen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, không hoàn toàn tán thành ý kiến trên. "Tôi cho rằng, Tổng thống Obama đã có một bức tranh lớn về Ấn Độ, vì ông đã quyết định nhiều tháng trước đây là sẽ mời Thủ tướng Singh thực hiện chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên tới Nhà Trắng kể từ khi ông lên làm Tổng thống. Điều này cũng được các nhóm chính sách ở Washington hiểu rất rõ, nhưng có lẽ không bày tỏ rõ ràng hoặc thường xuyên rằng Ấn Độ tiếp tục đóng một vai trò trọng yếu trong việc bình ổn Nam Á. Tổng thống Obama đang cố gắng phát triển các mối quan hệ trên cơ sở thúc đẩy hòa bình và ổn định trên thế giới". 

Một số nhà phân tích cho rằng, vẫn còn quá sớm để dự đoán một hướng đi chiến lược rõ ràng từ chính quyền Obama.

Thứ nhất, chính trị gia da màu này mới ở năm đầu tiên của nhiệm kỳ đầu. (Bush và Bill Clinton phải mất 4 năm mới bắt đầu một sự ràng buộc có ý nghĩa với Ấn Độ). Thứ hai, ông Obama mải đương đầu với khủng hoảng tài chính, Iraq và cuộc chiến ở Aghanistan, khiến ông phải ưu tiên vấn đề khẩn cấp trước. Vì vậy, đừng nóng vội. Theo giới phân tích, những bất cân bằng cấu trúc giữa Mỹ và Trung Quốc - do khủng hoảng tài chính gây ra - đã làm cho Obama trở nên mềm dẻo hơn. 
  • Thanh Hảo (Theo Times of India)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,