- Việc Tổng thống Obama giành giải Nobel hòa bình nhận được nhiều lời khen cũng như chỉ trích.
Việc Tổng thống Obama giành giải Nobel hòa bình nhận được nhiều lời khen cũng như chỉ trích. Ảnh Dailly Bail.
Người khen thì cho rằng Tổng thống đã tạo ra một bước đột phá trong cách tiếp cận của nước Mỹ đối với phần còn lại của thế giới. Nước Mỹ đã không còn cư xử như một ông chủ độc đoán mà đã biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế.
Người chê thì chỉ trích cái được gọi là cách tiếp cận mới này thực ra cũng chỉ là những “lời nói gió bay” mà chưa đem lại hiệu quả thực sự nào để giải quyết các vấn đề quốc tế.
Xét riêng từ góc độ giải quyết sự bế tắc của Tiến trình hòa bình Trung Đông, mà cụ thể là vấn đề Palestine, Tổng thống Obama quả thật đã dành nhiều nỗ lực nhằm đem lại một giải pháp cho vấn đề đã làm đau đầu nhiều đời tổng thống Mỹ, gây hố sâu ngăn cách giữa nước Mỹ với nhiều nước trong thế giới Hồi giáo và Ả-rập.
Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã khẳng định một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông là giải quyết tranh chấp Ảrập – Israel, mà cốt lõi là xung đột Israel – Palestine.
Đây cũng chính là một trong những cách thức quan trọng nhất để Tổng thống Obama đem lại cho nước Mỹ một khởi đầu mới trong quan hệ với thế giới Hồi giáo như ông đã nêu trong bài phát biểu tại Cai-rô, Ai Cập. Một khởi đầu mới sẽ giúp hàn gắn quan hệ đã bị xấu đi nhiều của nước Mỹ đối với thế giới Hồi giáo dưới thời Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush.
Kể từ khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao tại khu vực Trung Đông để tái khởi động Tiến trình hòa bình đã bị gián đoạn kể từ cuộc chiến tại dải Gaza cuối năm 2008 giữa Israel và phái Hamas. Hàng loạt chuyến công du tới khu vực của Đặc phái viên Tổng thống về Trung Đông, Bộ trưởng quốc phòng, Cố vấn an ninh quốc gia,… diễn ra dồn dập nhằm thuyết phục các bên quay trở lại bàn đàm phán.
Tuy nhiên, việc giải quyết một vấn đề đã tồn tại hàng thập kỷ, gây ra ít nhất ba cuộc chiến tranh ở Trung Đông trong những năm 1948, 1967 và 1973, chắc chắn không phải là điều dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều.
Chưa kể tới những khác biệt cơ bản của các bên liên quan về các vấn đề như đường biên giới cuối cùng, quyền trở về của người tị nạn
Quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa Palesine và Israel trong việc Israel xây dựng và “mở rộng tự nhiên” (natural growth) các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây và Đông Jerusalem mà phía Palestine coi là thủ đô tương lai của nhà nước Palestine độc lập. Phía Palestine cho rằng
Điểm khác biệt trong cách tiếp cận của Tổng thống Obama so với chính quyền Bush là việc công khai yêu cầu
Trong một động thái gần đây, Ủy ban Goldstone của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã trình lên bản báo cáo về các vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế của cả
Như vậy, mục tiêu của Tổng thống Obama nhằm đưa Tiến trình hòa bình Trung Đông tới một giải pháp cuối cùng cộng với những nỗ lực và sự quan tâm đặc biệt của bản thân ông cũng như của chính quyền Mỹ xứng đáng được coi là những đóng góp cho hòa bình. Những chỉ trích rằng Tổng thống Obama nói nhiều hơn làm phải được xem xét lại dưới góc độ phức tạp của vấn đề cần được giải quyết, khi mà khác biệt giữa các bên còn quá lớn.
- Phạm Huy Trung