Elinor Ostrom, giáo sư khoa học chính trị đoạt giải Nobel kinh tế (Ảnh: primerapaginaperu.com)
Elinor Ostrom là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel kinh tế kể từ khi giải thưởng này được sáng lập năm 1968. Bà sinh ra năm 1933 tại Los Angeles, California và lớn lên trong buổi kinh tế suy thoái sâu sắc và sau đó là cuộc đại chiến thế giới tiêu tốn nhiều tài nguyên của nhân loại.
Nơi bà sống là thành phố mà nước sạch là một thứ hàng quý hiếm.
“Mẹ tôi có một khu vườn trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến đó,” bà nhớ lại, “vì thế tôi học được tất cả những điều về trồng rau và bảo quản chúng trong những chiếc hộp, và đó là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu mà những đứa trẻ thành phố không có được.”
Những bài học về từ một thế giới thực như thế cũng cho thấy một khía cạnh khác trong suy nghĩ về cuộc sống của bà: hầu hết mọi người khi phải đối diện với những vấn đề liên quan đến tài nguyên (nguồn lực) có thế cộng tác và hành động vì lợi ích chung.
Ostrom nhận bằng thạc sỹ khoa học chính trị năm 1965 tại đại học California, Los Angeles. Ostrom, hay còn gọi là giảng viên Arthur F. Bentley về khoa học chính trị tại đại học Indiana và đồng sáng lập và điều hành trung tâm nghiên cứu lý thuyết chính trị và phân tích chính sách của đại học Indiana, đã nghiên cứu việc các tổ chức tự quản lý và các cấp quản lý địa phương đã làm thế nào để giữ những tài nguyên chung, dù là tự nhiên , như rừng cây, hay nhân tạo như cảnh sát có thể tồn tại lâu dài.
Bà được bầu vào Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ năm 2001, và là thành viên của Tòa soạn chuyên về nghiên cứu khoa học PNAS. Bài viết đầu tiên của bà là về công tác quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả.
Bằng cách tổng hợp các dữ liệu từ các nguồn của các cuộc khảo sát cho tới những hình ảnh vệ tinh, bà đã khá phá ra những nguyên tắc có thể dẫn đến sự ổn định lâu dài và bác bỏ những quan niệm trước kia.
Bà nhìn một khu rừng từ lưu vực sông Amazon tới vòng cực, nơi có rất nhiều tài nguyên (gỗ, năng lượng, khoáng sản, thức ăn, du lịch) nhưng lại đang phải đối diện với sự cạn kiệt nhanh chóng.
Ostrom đã sử dụng các biện pháp kinh tế và sinh thái cùng với những suy đoán về việc đưa ra quyết định của con người, chỉ ra những điều kiện cho phép việc sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất. Mặc dù vậy, bà vẫn nhấn mạnh rằng không chính sách quản lý riêng biệt nào có thể kiểm soát tất cả việc khai thác quá mức ở mọi hình thức.
- Đình Ngân (Tổng hợp)