221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1234427
Lao động di cư và kiều hối sụt giảm theo kinh tế
1
Article
null
Lao động di cư và kiều hối sụt giảm theo kinh tế
,

Ít người ra nước ngoài vì việc làm hơn, những người đã ra nước ngoài lao động thì hầu hết là ở lại. Nhìn chung tiền họ gửi về cho gia đình ở quê hương giảm xuống rõ rệt. Nghiên cứu trên do Viện Chính sách di cư, một cơ quan độc lập ở Washington tiến hành.

 

Những người lao động nhập cư gửi tiền về cho gia đình ít hơn

(Ảnh: BBC)

Số người dân Mehico nhập cư vào Mỹ đã giảm 40% từ năm 2006. Sự sụt giảm này còn mạnh mẽ hơn ở người Rumani và Bulgari nhập cư vào Tây Ban Nha, giảm tới 60%. 

Rủi ro 

Nhân công di cư thường chịu nhiều rủi ro mất việc làm hơn nhân công bản địa vì họ thường làm việc trong những ngành công nghiệp liên quan tới khủng hoảng kinh tế, nhất là ngành xây dựng. Từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, những người nhập cư ít gửi tiền về cho gia đình ở quê hơn.

Theo báo cáo, ở Thổ Nhĩ Kỳ, kiều hối đã giảm 43% từ năm 2008. Mức sụt giảm kiều hối 37% ở Moldova sẽ khiến nước này khó khăn bởi kiều hối chiếm 1/3 thu nhập quốc gia.

Mặc dù tình trạng chung là sụt giảm, nhưng một vài nước trong đó có Pakistan, Bangladesh lại có sự gia tăng về tổng số tiền do người dân của họ đi làm ở nước ngoài gửi về. 

Mặc dù nhiều khả năng mất thu nhập trước mắt, nhưng phần lớn những người di cư không muốn trở về. Điều này phản ánh một sự thực rằng điều kiện kinh tế ở nhà của những người nhập cư là khó khăn và tốn kém nếu họ muốn trở về quê. Đó là sự thật đáng buồn về những người nhập cư trái phép. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ đáng chú ý như một số người Đông Âu di cư sang Anh và Ai-len đã trở về nhà, nơi mà tình hình  kinh tế không bị xáo trộn nhiều. Những người thuộc các nước EU có thể trở về quê một cách hợp pháp. 

Biến động trong nước

Nếu xem xét tình trạng di cư trong biên giới quốc gia, như ở Trung Quốc, lại cho thấy những con số khác thường.

Theo báo cáo, khoảng 140 triệu người Trung Quốc đã rời bỏ các vùng nông thôn để đến tìm việc làm ở những thành phố công nghiệp ven biển. Con số này tương đương với 1/10 dân số trên thế giới.

Hàng năm, hàng triệu người trở về nhà đón Tết năm mới. Năm nay, Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nên ít người về quê và sau đó số người trở lại các thành phố cũng ít hơn. 

Tự bảo hộ 

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy vấn đề nhập cư quốc tế thành vấn đề chính trị, và chính phủ các nước thường hành động nhằm bảo đảm cơ hội việc làm cho nhân công của họ.

Một vài chính phủ đã cắt giảm số giấy phép đối với người nước ngoài, trong đó có Malaysia, Australia và Nga.

Các nước khác như Tây Ban Nha, Nhật Bản đang khuyến khích người nhập cư trở về khi chu cấp cho họ vé một chiều và toàn bộ chi phí chuyến trở về.

Những nhân công nhập cư thường gặp khó khăn hơn trước cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Họ rất dễ thất nghiệp và gia đình họ ở nhà cũng phải chi tiêu theo mức hỗ trợ tài chính ít hơn. 

Kiều hối ở Việt Nam sẽ giảm tới 20% 

Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nước nhận được lượng kiều hối nhiều nhất thế giới vào năm 2008, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới tháng 7/2009. Tổng lượng kiều hối Việt Nam nhận được trong năm 2008 là 7,2 tỷ USD, tương đương với 8% GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, theo RFI, trong năm 2009, tình hình sẽ xấu hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động nặng nề tới các nước Âu-Mỹ, nơi xuất phát của nguồn kiều hối gửi về các nước đang phát triển. Ngân hàng thế giới dự đoán tổng giá trị kiều hối nói chung sẽ giảm từ 7-10%. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng tỷ lệ sụt giảm của kiều hối trong năm nay có thể xuống tới 20% so với năm trước. Theo hãng Reuters, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã dự đoán là trong năm 2009, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ chỉ đạt từ 5,8 tỷ đến 6 tỷ USD. 

Dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuất phát từ tình hình thực tế là trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ là 2,83 tỷ USD. 

Giải thích về nguyên nhân khiến cho kiều hối chuyển về Việt Nam giảm sút, giới quan sát đã nêu bật yếu tố khủng hoảng toàn cầu. Kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính là tiền dành dụm của người Việt Nam trong nước đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình và tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gửi về giúp đỡ người thân trong nước.

Do khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên hiện có hoặc ngừng việc thu nhận nhân công mới. Hệ quả là nguồn kiều hối đến từ giới này cạn dần. Theo một ghi nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 9, trong 8 tháng đầu năm nay, mới chỉ có hơn 45.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong lúc chỉ tiêu toàn năm của nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí trong nước liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, CH Czech, Slovakia... phải hồi hương vì mất việc làm.

Tuy nhiên, kiều hối của các lao động Việt Nam hiện ở nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong số kiều hối gửi về nước. Theo báo Wall Street Journal, gần 2/3 lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong thời gian qua là từ Mỹ, nơi có một cộng đồng đông đảo người Việt sinh sống. Kinh tế Mỹ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, thất nghiệp tăng cao, gây ảnh hưởng tới lượng tiền gửi về Việt Nam. Tờ WSJ cho hay, chính quyền Mỹ ước tính lượng kiều hối mà cộng đồng người Việt tại Mỹ chuyển về Việt Nam trong năm nay có thể giảm khoảng 10%.

Kiều hối giảm sẽ không chỉ gây khó khăn cho những gia đình ở Việt Nam nhận số tiền này mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ mà nền kinh tế Việt Nam đang cần.

  •  Quốc Toản (theo BBC, RFI)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,