221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1230943
Vì sao Seoul huỷ phóng tên lửa vào phút chót
1
Article
null
Vì sao Seoul huỷ phóng tên lửa vào phút chót
,

Hàn Quốc hôm nay (19/8) đã hoãn phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên khi chỉ còn 8 phút nữa là đến giờ phóng dự kiến, do trục trặc kỹ thuật.

Tên lửa KSLV-1 vẫn chưa rời bệ phóng (Ảnh Yonhap)
Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc (KARI) cho hay, ban điều hành phóng tên lửa đã ra quyết định hoãn phóng tên lửa KSLV-1 và tháo nhiên liệu, các tác nhân oxy hoá. Theo dự định, đáng ra tên lửa được phóng vào lúc 5h chiều giờ địa phương.

Ông Lee Sang-mok, Thứ trưởng Bộ chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc cho hay: "Chuỗi lệnh phóng tự động đã tự ngắt do một vấn đề được phát hiện trong quá trình đếm ngược".

Không đi vào chi tiết, quan chức này nói, van di động được vận hành bằng khí heli đã hoạt động không chuẩn do sức ép không đủ trong bình chứa.

Theo ông Lee, dầu sẽ được lấy ra và cất giữ cùng các tác nhân oxy hoá, hai loại vốn được bơm khoảng 1h trước khi tên lửa dự kiến được phóng. Quan chức này cho biết, sẽ mất khoảng 3 ngày để hút toàn bộ nhiên liệu và tác nhân.

"Các chuyên gia Hàn Quốc và Nga sẽ kiểm tra cẩn thận nguyên nhân gây trục trặc ở van và quyết định khi nào đưa tên lửa KSLV-1 lại bệ phóng. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về những vấn đề như thế này", ông Lee cho hay.

Viện nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc cho biết, dù việc trì hoãn phóng tên lửa là một sự thất vọng nhưng đó không phải là điều gì mới. Theo cơ quan này, tên lửa Ariane 5 của châu Âu và tàu vũ trụ Endeavor của Mỹ cũng bị hoãn lần lượt 3 và 6 lần.

KARI cho hay, trong vài ngày tới tên lửa KSLV-1 sẽ chưa được phóng lại và một ngày phóng mới sẽ được ấn định sau khi họ tham khảo ý kiến các chuyên gia tới từ Nga.

Hàn Quốc, vốn không có kinh nghiệm về phóng tên lửa, đã phối hợp với Nga để chế tạo một tên lửa đẩy mạnh có thể đem vệ tinh vào quỹ đạo.

Tên lửa KSLV-1 nặng 140 tấn, cao 33m với đường kính 2,9m. Tên lửa gồm 2 tầng, trong đó tầng một sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng do Nga sản xuất, tầng hai sử dụng động cơ nhiên liệu rắn do Hàn Quốc chế tạo. Theo kế hoạch, nó sẽ mang theo một vệ tinh quan sát đại dương và khí quyển lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất.

Nếu vụ phóng được thực hiện, Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ 10 trên thế giới đưa một vệ tinh sản xuất trong nước lên quỹ đạo từ chính mảnh đất của mình bằng một tên lửa lắp ráp trong nước.

  • Hoài Linh (Theo Yonhap, AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,