Ngày thứ Bảy, 8/8, chính quyền
Một giáo viên người Pháp (đứng phía trái) và khoảng vài chục người khác bị tố cáo gây bất ổn cho đất nước sau đợt bầu cử tháng 6 vừa qua. Ảnh AFP.
Cụ thể, một giáo viên người Pháp và 2 nhân viên bản xứ làm việc trong Đại sứ quán Anh và Pháp đã phải ra hầu toà đợt này. Cùng với họ là khoảng vài chục người khác bị tố cáo gây bất ổn cho đất nước sau đợt bầu cử tháng 6 vừa qua.
Phiên toà được xem là lời đáp trả cứng rắn của chính quyền
Các phiên toà như lần này được tổ chức nhằm xét xử nhiều nhân vật bị cáo buộc âm mưu tổ chức “cuộc cách mạng nhung” nhằm lật đổ chính quyền tại quốc gia Hồi giáo này thông qua đợt biểu tình rầm rộ phản đối kết quả bầu cử Tổng thống từ tháng 6/2009.
Đáng chú ý, theo như tường thuật của hãng thông tấn quốc gia Iran IRNA thì một nhân viên bản xứ làm việc trong Đại sứ quán Anh có tên là Hossein Rassam đã chính thức thừa nhận rằng các đại diện từ nước Anh đã “tham gia hoạch định chiến dịch biểu tình gây bất ổn” vừa qua.
IRNA cũng cho rằng Hossein Rassam cho biết phía Anh đã chi khoảng 300.000 tới 500.000 bảng Anh để tài trợ cho các hoạt động biểu tình chống đống chính quyền sau đợt bầu cử tháng 6 vừa qua.
IRNA còn trích dẫn lời Hossein Rassam thú nhận rằng anh ta đã “tiếp cận trụ sở và thiết lập quan hệ với người của ứng viên thất cử Mir Hossein Mousavi” về các vấn đề liên quan hậu bầu cử.
"Nhiệm vụ chính của tôi là tập hợp thông tin từ Tehran và thiết lập quan hệ với các cá nhân và đảng phái có ảnh hưởng cũng như các nhóm chính trị tại đây rồi báo cáo về London. Đại sứ quán Anh đã tuyển mộ những người bản xứ để làm việc này. Tôi làm việc này là theo chỉ thị của các quan chức Đại sứ quán Anh", IRNA trích dẫn lời thú nhận của Hossein Rassam.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết “sẽ có động thái đáp trả đối với hành động phi lý này của
Các hãng tin phương Tây cho rằng chưa thể kết luận những thông tin mà hãng thông tấn quốc gia Iran IRNA đưa ra là chính xác hay không và liệu rằng những lời thú nhận trên có thật lòng hay không, hay chỉ là sự dàn xếp.
Các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết những lời thú tội như vậy thường thu được khi các bị cáo bị câu thúc.
Những người theo đường lối cải cách kịch liệt phản đối phiên toà và cho biết các bị cáo không được phép tiếp cận luật sư bào chữa.
Theo một số nguồn tin, nếu bị tuyên có tội, những người này có thể phải lãnh mức án 5 năm tù giam, và nặng hơn, nếu bị kết tội phản đạo hay "kẻ thù của Chúa" thì án phạt sẽ là tử hình.
-
Nhật Vy (Theo CNBC, AP, BBC)