221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1227912
Giết mổ cá voi để nghiên cứu khoa học hay làm sushi?
0
Photo
null
Nhật Bản:
Giết mổ cá voi để nghiên cứu khoa học hay làm sushi?
,

Giết mổ cá voi từ lâu đã bị lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra công khai ở nhiều nơi với chiêu bài "phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học".

 

Mô tả ảnh.
Các em nhỏ quan sát được tận tay chạm vào chú cá voi mới bị đánh bắt (Ảnh: Foreign Policy)

Các em nhỏ chạm tay vào con cá voi mới bị bắt ngày 30 tháng 7 vừa qua ở cảng Wada, gần Tokyo. Mỗi năm thế giới giết thịt 1.200 con cá voi, phần lớn trong số chúng là cá voi sống tại Tây Thái Bình Dương và Nam Cực. Năm 1986, một lệnh cấm săn bắt cá voi đã ra đời nhằm hạn chế tình trạng số lượng cá voi suy giảm mạnh. Tuy nhiên, lệnh cấm này lại "thả" đối với những trường hợp đánh bắt vì mục đích phi thương mại. Theo đó, các hoạt động đánh bắt vì mục đích nghiên cứu khoa học, hay lý do văn hoá đều được coi là hợp pháp. 

 

Mô tả ảnh.
Búi ruột cá voi xổ ra ngoài sau khi cá voi được rạch bụng. 
(Ảnh: Foreign Policy)

Sau khi được rửa sạch, chú cá voi tội nghiệp dài 10m này bị rạch một nhát dài trên bụng. Trong những năm gần đây, số lượng cá voi bị giết thịt ở Nhật tăng đều. Điều này buộc các quan chức Mỹ phải lên tiếng chỉ trích chính quyền Tokyo vì đã lợi dụng điều khoản cho phép săn bắt cá voi phục vụ mục đích khoa học do Uỷ ban Bảo vệ cá voi quốc tế đề ra.

 

Mô tả ảnh.
Sau lớp mỡ sẽ đến lớp thịt. (Ảnh: Foreign Policy)

Những công nhân mổ cá sẽ lọc lấy lớp mỡ trước khi xẻ lấy lớp thịt bên trong. Theo những người đề xuất xin được gia tăng sản lượng săn bắt cá voi, các nghiên cứu sinh học có tầm quan trọng to lớn sẽ thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản tăng cường các chính sách nuôi trồng thuỷ hải sản một cách bền vững.

 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Foreign Policy

Một bé gái đứng quan sát khi công nhân vệ sinh các bộ phận đã lọc. Việc săn bắt cá voi ngày càng bị phản đối ở những vùng người dân có thú vui ngắm cá voi. Theo một báo cáo gần đây, ngành du lịch liên quan đến cá voi đóng góp cho nền kinh tế thế giới khoảng 2 tỉ đô mỗi năm và có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn là săn bắt cá. 

 

Chiếc đầu cá voi bị cắt rời là hình ảnh khiến dư luận quốc tế hết sức phẫn nộ. (Ảnh: Foreign Policy)

Ảnh: Foreign Policy

Hai người đang đứng xem xét chiếc đầu cá voi bị cắt rời. Người phụ nữ trong bức ảnh không giấu nổi vẻ xúc động khi nhìn thấy cảnh tượng ghê rợn. Những bức ảnh như thế này khiến dư luận quốc tế hết sức phẫn nộ và lên tiếng chỉ trích gay gắt việc làm của Nhật Bản. 

 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Foreign Policy 

Một người tự nguyện tắm máu giả và nằm lên lá cờ của Nhật trong cuộc biểu tình phản đối hoạt động săn bắt cá voi bên ngoài Lãnh sự quán của Nhật ở Melbourne năm 2008. 

 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Foreign Po licy

Mặc dù vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế, người Nhật vẫn khá thoải mái với việc săn bắt và giết mổ cá voi. Trong bức ảnh trên, thịt cá voi đang được pha ra thành từng tảng nhỏ để dễ bảo quản. 

 

Mô tả ảnh.
Thịt cá voi được dùng làm món sashimi. (Ảnh: Foreign Policy)

Thịt cá voi sống là một thành phần quan trọng trong món sashimi. Tuy nhiên, nhu cầu cho sản phẩm này đã giảm xuống khi kinh tế thế giới suy thoái. Một cửa hàng phải thái thịt cá voi thành những lát nhỏ chưa đến 30 gram và giảm giá xuống hơn một nửa còn 2,6 đô la - mức giá tương đương với mức giá cách đây 30 năm.  

  • Huyền Trang (Theo Foreign Policy)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,