221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1228445
Thách thức mới giữa Mỹ và Triều Tiên
0
Article
null
Thách thức mới giữa Mỹ và Triều Tiên
,
Cựu Tổng thống Bill Clinton đã bất ngờ tới CHDCND Triều Tiên và thành công trong việc đòi tự do cho hai phóng viên Mỹ. Mặc dù chính quyền Obama khẳng định đây là một chuyến thăm nhân đạo có tính riêng tư, một số người cho rằng Washington đang giảm nhẹ lập trường của mình trong chính sách đối với Bình Nhưỡng.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chụp ảnh cùng chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng ngày 4/8. (Ảnh: THX/KCNA)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chụp ảnh cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng ngày 4/8. (Ảnh: THX/KCNA)

Có thể nói, sự kiện trên đã giúp hai phóng viên Laura Ling và Euna Lee thoát khỏi thời kỳ bị giam giữ khổ sở và đưa họ về đoàn tụ cùng gia đình. Tuy nhiên, nó đánh dấu sự khởi đầu một thách thức mới lớn hơn nhiều giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên.

Chuyến thăm của ông Clinton diễn ra giữa thời điểm Mỹ và cộng đồng quốc tế đang gây áp lực với Triều Tiên, áp đặt các lệnh cấm vận ngặt nghèo sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai hồi tháng 5 vừa qua và thử tiếp nhiều tên lửa sau đó.

Peter Brookes, chuyên gia về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương, cảnh báo rằng chuyến thăm của ông Clinton có thể được nhìn nhận như một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang mềm hóa chính sách của mình về Triều Tiên.

"Sẽ chẳng có hình phạt nào cho những gì họ đã làm. Chúng ta có thể sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm khi ban thưởng cho những hành động xấu. Chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm nhiều hành động kiểu đó nữa", ông Brookes nhận xét.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích các vấn đề Đông Á, Dennis Wilder, cho rằng Mỹ không còn lựa chọn nào khác. "Tôi nghĩ quyết định để ông Clinton đi là đúng bởi vì điều đó đã giúp các phóng viên trở về nhà. Và, với tư cách là một cá nhân riêng rẽ thực hiện một nhiệm vụ nhân đạo, điều đó là rất hợp lý".

Theo chuyên gia Wilder, Triều Tiên đang tìm cách giảm nhẹ áp lực từ các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc nên họ đã dùng các phóng viên Laura Ling và Euna Lee làm con tin. "Không nghi ngờ gì nữa, đây là một lá bài để mặc cả. Họ không có ý định cho hai phóng viên này vào trại mặc dầu đã phạt họ 12 năm lao động cải tạo".

Chính quyền Obama tuyên bố không liên quan tới chuyến đi của ông Clinton, khẳng định đây không phải là chuyến công du chính thức của một quan chức Nhà Trắng.

Tuy nhiên, Wilder lập luận rằng các các mối quan hệ của ông Clinton với chính quyền Obama là không thể chối cãi. "Cứ xem như Bill Clinton không phải là một thành viên của Đảng Dân chủ, cựu Tổng thống Mỹ và là chồng của Ngoại trưởng Mỹ hiện nay có rất nhiều mối quan hệ khiến ông không chỉ là một công dân bình thường".

Những người chỉ trích cho rằng Mỹ đã trao cho Triều Tiên hai thứ nước này yêu cầu: một chuyến thăm của một quan chức cấp cao và một lời xin lỗi từ chính quyền Washington.

Tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lên tiếng xin lỗi về việc này: "Tôi nghĩ mọi người đều cảm thấy hối tiếc về những gì đã xảy ra".

Giữa Washington và Bình Nhưỡng không có các mối quan hệ ngoại giao chính thức. Lần cuối cùng một quan chức Mỹ tới Triều Tiên là vào thời ông Clinton làm Tổng thống, diễn ra cách đây 9 năm.

Các chuyên gia nhận định, Bình Nhưỡng đang cố nối lại liên lạc với Washington khi Nhà trắng có chủ mới. Những ngày tới đây, cộng đồng quốc tế sẽ quan sát xem chính quyền Obama sẽ đối xử với Triều Tiên như thế nào và liệu Mỹ có tiếp tục lập trường cứng rắn chống lại đất nước của lãnh tụ Kim Jong Il hay không.

  • Thanh Hảo (Theo VOA)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,