221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1226594
Kinh tế và dân số Nhật Bản đều “bên kia sườn dốc”
0
Article
null
Kinh tế và dân số Nhật Bản đều “bên kia sườn dốc”
,

Trong mắt người nước ngoài, Nhật Bản trông có vẻ hào nhoáng, sạch sẽ và sôi động. Nhưng dường như Nhật Bản đang ở trong một cuộc khủng hoảng thực sự. Quý 1 năm nay, kinh tế Nhật suy giảm tới 15,2%. Không nhiều người Nhật tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ sớm kết thúc.

 

Mô tả ảnh.
Nước Nhật đang già đi cả về dân số lẫn kinh tế. (Ảnh: businessweek)

Cuộc lột xác của Nhật Bản từ những mảnh vỡ chiến tranh để trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất thế kỷ 20. Nhưng do phản ứng chậm với bong bóng bất động sản và chứng khoán vào những năm 80, nước này đã lún vào một thập kỷ suy thoái mà đến giờ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Đợt sóng toàn cầu hóa thứ nhất đem lại cho Nhật Bản nhiều lợi ích. Nhưng đợt sóng toàn cầu hóa thứ hai, do Trung Quốc chi phối, lại là một thách thức lớn. Năm nay, người ta dự tính Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp đã vọt lên mức 5,2% và Nhật Bản dường như khó cưỡng lại sự xuống dốc đó. Nền kinh tế của quốc gia này đã luôn ở “bên kia sườn dốc” như phần đông dân số Nhật Bản.

Nhật vẫn dẫn đầu về công nghệ. Showroom ở các trụ sở của Panasonic trưng bày một toilet đa năng tiết kiệm năng lượng. Những con tàu siêu tốc thông minh Shinkansen luôn đúng giờ tuyệt đối.

Nhưng công tác quản lý xã hội lại gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Dân số Nhật Bản lên tới mức kỷ lục 127,8 triệu người vào năm 2004 và ước tính sẽ giảm xuống còn 89,9 triệu vào năm 2055. Tỷ lệ người Nhật ở độ tuổi lao động/ngoài độ tuổi lao động giảm từ 8:1 vào năm 1975 xuống còn 3,3:1 năm 2005 và có thể xuống tới mức 1,3:1 năm 2055.

“Vào năm 2055, người Nhật sẽ tới công sở khi họ được “nghỉ phép” từ những đợt điều dưỡng dài ngày”, Kiyoaki Fujiwara, Giám đốc Chính sách kinh tế của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, nhận định.

Cú sụt giảm đó là thảm họa đối với một đất nước vốn coi trọng cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội.  Giải pháp thường được đề cập tới - khuyến khích nhập cư và tỷ lệ sinh cao - dường như rất khó thực hiện, thậm chí là không thể đối với xã hội khá bảo thủ này.

Ở Mỹ, người nhập cư chiếm 15% lực lượng lao động; ở Nhật, tỷ lệ đó chỉ là 1% và dân nhập cư cũng không hề được chào đón. Trong những năm 1990, con cháu của những người Nhật di cư tới Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 20 đã hồi hương để làm việc. Nhưng hiện nay, do tình trạng thất nghiệp leo thang, chính phủ Nhật lại sẵn sàng cung cấp vé máy bay miễn phí để họ quay về Nam Mỹ.

Nhật không muốn “nhập khẩu” công dân mới mà cũng không chịu “sản xuất” thêm. Chẳng dễ dàng gì khi cả gia đình trông chờ vào nguồn thu nhập của một cá nhân duy nhất trong độ tuổi lao động. Thanh niên Nhật lại có xu hướng thích ở nhà “dài dài” hơn là đi làm sớm.

Nhật Bản cũng thiếu quan tâm tới những phụ nữ vừa phải chăm con vừa phải đi làm. Trường mẫu giáo không phổ biến, và cụm từ “cân bằng giữa gia đình và công việc” không hề có cụm từ tiếng Nhật tương đương. Hệ quả là: tỷ lệ sinh thấp. Những thay đổi về dân số thường được coi là một trò chơi có người thắng kẻ bại (zero-sum game). Thay vì được coi là nhân tố tạo việc làm tiềm năng, phụ nữ và dân nhập cư thường bị quy tội chiếm mất việc làm của nam giới.

Mặc dù có thể đổ lỗi cho tuổi tác hay văn hóa, Nhật Bản vẫn khiến nhiều người cực kỳ ngạc nhiên bởi tính thụ động khi phải đối mặt với hàng loạt những thay đổi lớn. Người ta đã nghe đến nhàm tai về sự cần thiết của những chính sách mới về nhập cư và về gia đình nhưng vẫn chưa thấy chính sách nào ra đời. Bà Yuriko Koike, nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Nhật, cho rằng những vấn đề như tỷ lệ sinh thấp và dân số già đã vượt khỏi tầm kiểm soát của chính sách quốc gia.

Là một đất nước bị chia cắt về mặt địa chất, Nhật Bản dường như chỉ chú tâm vào việc sử dụng công nghệ để quản lý ảnh hưởng của tai họa thay vì cố gắng đảo ngược tình hình. Ở thành phố Toyota miền đông Nagoya, nơi robot đảm đương 90% công việc hàn xe Prius ở nhà máy Tsutsumi, khi được hỏi sự thay đổi về dân số ảnh hưởng như thế nào tới dịch vụ y tế, một quan chức địa phương đã “thản nhiên” trả lời: “Có lẽ khi ấy, robot sẽ chăm sóc chúng ta”.

  • Thanh Trà (lược dịch từ Newsweek)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,