Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức đã được 6 tháng, sau khi thành công trong chiến dịch tranh cử mà thông điệp chính được nhắc đi nhắc lại là “Thay đổi” và “khôi phục hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế”.
Tổng thống Barack Obama (trái) và người tiền nhiệm George W. Bush. Ảnh USNews
Tuy vậy giờ đây vẫn chưa có gì chứng tỏ có sự khác biệt giữa triều đại của Tổng thống Barack Obama so với thời của George W. Bush.
Tất nhiên, 6 tháng không phải là nhiều. Song nó cũng đã chiếm 1/8 nhiệm kỳ của một tổng thống Mỹ. Hơn nữa, như Obama đã thừa nhận, không còn mấy thời gian tính từ giờ cho đến kỳ bầu cử dân biểu vào năm 2010 và do vậy phải có một sự thay đổi thực sự để minh chứng cho các cử tri thấy rõ. Rồi ngay sau đó là cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới vào năm 2012. Không còn nhiều thời gian.
Người dân Mỹ càng khát khao nhìn thấy một sự thay đổi thực sự nào đó khi Obama không theo đuổi nhiệt tình các mục tiêu như phòng thủ tên lửa, quan hệ thân tình với
Về vấn đề
Về vấn đề
Về
Về
Nói thêm về Al-Qaeda, tới giờ thì Obama cũng không khá hơn Bush, vì cả hai đều chưa bắt được Bin Laden! (Tất nhiên đây chỉ là lời bông đùa vui vẻ, song không phải là không có ý nghĩa).
Về vấn đề CHDCND Triều Tiên, không hề có sự tiến bộ nào Mỹ có thể đạt được dưới thời Obama. CHDCND Triều Tiên lại còn thử một loạt tên lửa và Kim Jong-il vẫn liên tiếp tỏ thái độ cứng rắn.
Với nước Nga, mọi chuyện vẫn đi theo con đường cũ. Cũng như Bush, Obama cũng luôn yêu cầu Nga “phải rời khỏi Nam Ossetia và Abkhazia” nhưng không có động thái cụ thể nào đi kèm. Và cũng như Bush, Obama cho rằng Nga không có quyền ngăn cản các nước gia nhập NATO. Nhưng dù sao ở vấn đề Nga, Obama cũng ghi điểm với việc tái khởi động lại chương trình START về cắt giảm vũ khí chiến lược giữa hai bên.
Về châu Âu, không nghi ngờ gì nữa, Obama tạo được ấn tượng tốt đẹp hơn người tiền nhiệm tại khu vực quan trọng này. Quan hệ giữa lãnh đạo các nước châu Âu với Obama có vẻ dễ dàng hơn, họ coi Obama là người dễ chịu hơn Bush. Song mọi việc mới chỉ dừng lại ở đó. Chưa có thành quả nào nhìn thấy được nhờ những thay đổi trong quan điểm nói trên.
Và để nói rằng Obama gần như đang duy trì chính sách của Bush, cũng cần phải nói thêm rằng, nếu ở thêm nhiệm kỳ thứ 3, Bush sẽ cũng ôn hoà hơn, như Obama. Bằng chứng là trước khi rời Nhà Trắng, Bush đã cải tổ theo hướng ôn hoà. Đơn cử, Bush đã lặng lẽ loại bớt những “cái đầu nóng” như Paul Wolfowitz, Doug Feith, Donald Rumsfeld và để lại những nhân vật ôn hoà hơn như Condoleezza Rice hay Robert Gates.
-
Nhật Vy (Theo National Interest)