221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1226440
Ấn Độ hạ thủy tàu hạt nhân, đối trọng với Trung Quốc?
0
Article
null
Ấn Độ hạ thủy tàu hạt nhân, đối trọng với Trung Quốc?
,

Ngày Chủ nhật, 26/7, Ấn Độ đã cho hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Lễ hạ thuỷ chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, một bước tiến mang tầm chiến lược trong khu vực. Ảnh AFP.


Chiếc tàu ngầm mang tên Arihant, có nghĩa là "Kẻ huỷ diệt địch thủ”, nặng 5.500 tấn khi đi vào hoạt động sẽ có thủy thủ đoàn 100 người với ngư lôi và tên lửa đạn đạo có tầm bắn lớn.

Với bước tiến này, cường quốc đang lên ở châu Á đã hoàn thiện bộ ba vũ khí hạt nhân tấn công từ trên bộ, trên biển và trên không. 

Dự án này là một phần của kế hoạch đóng 5 tàu ngầm trị giá 2,9 tỷ USD được Ấn Độ thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga.

Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ đang tiến hành hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, tập trung vào tăng cường hạm đội hải quân với các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại để đối phó với các cường quốc đối trọng ở châu Á, có lẽ là Trung Quốc. 

Mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã được cải thiện trong những năm gần đây song tranh chấp xung quanh đường biên giới dài 4.057km giữa hai nước này vẫn chưa được giải quyết. Năm 1962, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã nổ ra một cuộc chiến tranh ngắn liên quan đến tranh chấp biên giới. Kết quả là Ấn Độ đã thất bại.

Trong cuộc chiến đó, Trung Quốc đã chiếm 38.000 km2 lãnh thổ ở Aksai Chin, một góc ở khu vực đông bắc Jammu và Kashmir. Phần lãnh thổ này hiện vẫn đang nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang giữ 5.180 km vuông đất ở Kashmir do Pakistan nhượng lại cho nước này năm 1963.

Trong cuộc chiến năm 1962, các binh lính Trung Quốc đã tiến sâu vào khu vực đông bắc Ấn Độ nhưng sau đó đã rút đi. Bắc Kinh tiếp tục đòi chủ quyền trên vùng lãnh thổ rộng khoảng 90.000 km, bao phủ gần hết bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc gọi vùng lãnh thố đó là “Nam Tây Tạng".

Do vậy mọi động thái của Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, đều sẽ gây chú ý đối với Trung Quốc.

Trước Ấn Độ, chỉ có Mỹ, Nga, Pháp, Anh và người láng giềng khổng lồ của Ấn Độ là Trung Quốc mới có được khả năng hạ thủy tàu ngầm hạt nhân nội địa.

Hiện Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Quân đội Ấn Độ nổi tiếng với máy bay trực thăng, pháo binh, xe tăng và bộ binh.

Nước Mỹ được cho là đang ủng hộ những bước tiến mới trong quân sự của Ấn Độ, khi mà Trung Quốc đang ngày càng trở nên mạnh mẽ về tiềm lực và ảnh hưởng tại châu Á.

  • Nhật Vy (Theo NYT, AFP, BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,