221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1226307
Mỹ sẽ hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại ASEAN?
0
Article
null
Mỹ sẽ hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại ASEAN?
,

Bất chấp những bận rộn chồng chất với những vấn đề đang rất nóng như Triều Tiên hay Iran, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 21/7 đã dành thời gian đến Thái Lan tham dự hội nghị cấp cao với các nước ASEAN.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 21/7 đã dành thời gian đến Thái Lan tham dự hội nghị cấp cao với các nước ASEAN. Ảnh AP.


Xích lại gần hơn với ASEAN

Để thấy được bước tiến mới, hãy nhìn lại giai đoạn quá khứ: Ngoại trưởng dưới thời cựu Tổng thống George Bush – bà Condoleeza Rice đã hai lần không tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Còn tại hội nghị cấp cao ASEAN năm nay, ngoại trưởng mới của Mỹ đã tham dự tích cực và hơn hết là đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng với khối ASEAN, trong đó nổi bật nhất là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ký ngày 22/7. Các Ngoại trưởng ASEAN coi động thái này là một dấu hiệu cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với hòa bình và an ninh trong khu vực.

Về việc này, theo đài RFI, Nhà Trắng muốn lật sang một trang sử mới với ASEAN, vì thái độ của Chính quyền Mỹ, trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bush đã bị xem là lơ là đối với ASEAN. Giờ đây, Chính quyền Obama muốn chứng tỏ rằng Mỹ sẽ mở rộng cũng như thắt chặt thêm quan hệ đối tác với khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý, Mỹ đặt bút ký Hiệp ước này 6 năm sau khi Trung Quốc ký văn kiện đó với ASEAN. Mỹ lâu nay vẫn chần chừ không muốn ký Hiệp ước này do vẫn không yên tâm vấn đề Myanmar - một thành viên của ASEAN.

Theo giới quan sát thì việc gạt qua những rào cản còn tồn tại để ký TAC minh họa cho chính sách mới của Mỹ: Từ nay, sự hiện diện của Mỹ sẽ được xem là đối trọng với sức mạnh không ngừng được khẳng định của Trung Quốc tại ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.

Hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc?

Còn nhớ, cuối tháng 1 vừa qua, Vụ nghiên cứu của quốc hội Mỹ (CRS) đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á.

Bản báo cáo đã chỉ ra 3 thách thức cơ bản dành cho Mỹ trong khu vực này: 1, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc về kinh tế, chính trị và quân sự; 2, Khả năng xảy ra chiến tranh giữa các lãnh thổ láng giềng; 3, Mối đe doạ ngày càng gia tăng của lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Về thách thức thứ nhất, khi Bắc Kinh càng cố gắng thuyết phục thế giới rằng việc xây dựng quân đội lớn mạnh chỉ nhằm mục đích phòng ngự, Washington càng lo ngại. Thách thức thứ 2 đề cập tới những xung đột vũ trang giữa 2 miền Triều Tiên, cùng với những căng thẳng bấy lâu khi Trung Quốc muốn hợp nhất vùng lãnh thổ Đài Loan. Thách thức thứ 3 liên quan tới vùng Đông Nam Á - khu vực có một số quốc gia đều là đồng minh lâu đời của Mỹ.

Một phần của bản báo cáo thậm chí còn đề cập tới sự đối đầu giữa Mỹ - Trung thời gian gần đây cũng như trong tương lai gần và xa. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc đã có ảnh hưởng chính trị ngoại giao to lớn trong khu vực.

Do vậy chuyến viếng thăm ASEAN và ký kết các hiệp định quan trọng của Ngoại trưởng Hilary Clinton lần này, theo nhận định của một giáo sư thuộc Ðại Học Claremont McKenna College (Mỹ), cho thấy tín hiệu muốn tham gia sâu rộng vào các sự vụ tại ASEAN của Mỹ, đồng thời hạn chế tầm ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc tại khu vực này.

Còn theo phân tích của hãng tin Anh BBC, điều này khẳng định Tổng thống Obama sẽ thay đổi các chính sách của Mỹ tại khu vực ASEAN so với các chính sách từ thời cựu Tổng thống Bush,  đồng thời cũng cho thấy những tín hiệu mạnh mẽ của Mỹ trong các chính sách tại khu vực châu Á.   

  • Nhật Vy (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,