221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1225158
Thay nhưng không đổi
0
Article
null
Chính trị Nhật Bản:
Thay nhưng không đổi
,

- Cuối cùng, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã quyết định giải tán Hạ viện và tiến hành bầu cử trước thời hạn vào ngày 30/8 tới sau khi liên minh giữa LDP và đảng Komeito đã thất bại trước đảng Dân chủ đối lập (DPJ) trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo.

Thủ tướng Nhật Taro Aso (Ảnh Reuters)
Đây được xem là một nỗ lực của ông Aso nhằm duy trì quyền lực của đảng Dân chủ tự do (LDP) vốn giữ vị thế lãnh đạo trên chính trường Nhật Bản suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, hành động giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử sớm với hy vọng đem lại một sự thay đổi, thậm chí là sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo mới, vốn đã là một điều... không còn mới đối với cử tri Nhật Bản, những người đã phải chứng kiến gần 60 chính phủ khác nhau trong hơn 50 năm qua. Nhưng người dân Nhật Bản không phải là không hi vọng một sự thay đổi trong cuộc bầu cử vào tháng 8 tới: một chính phủ hoàn toàn mới sẽ chấm dứt kỷ nguyên thống trị của LDP và đem lại những đổi thay tích cực cho đất nước.

Kinh tế Nhật Bản từ nhiều năm nay vẫn trong tình trạng trì trệ. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái, tình hình nền kinh tế Nhật càng trở nên tồi tệ hơn và đe dọa trực tiếp đến đời sống của người dân. Kim ngạch thương mại của Nhật Bản giảm tới 94% do xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Tây Âu giảm, trong khi nợ công lên mức 180% GDP. Ở một đất nước lâu nay vốn tự hào là không có thất nghiệp, thì tỷ lệ 5,2 % thất nghiệp mới ghi nhận được chính là một con số đáng báo động. Hệ quả trực tiếp của nền kinh tế yếu kém là sự sụt giảm lòng tin của người dân đối với chính phủ. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy có tới 57% người dân cho rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn và tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng LDP cầm quyền chỉ còn chưa đầy 15%, bằng một nửa so với tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng DPJ đối lập.

Trong một xã hội tiêu dùng và già nua như Nhật Bản, để giải bài toán kinh tế, hầu hết các chính phủ đều lựa chọn tiến hành cải cách thuế và chế độ hưu trí. Tuy nhiên, đây cũng chính là con dao hai lưỡi đã khiến rất nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản phải ra đi không kèn không trống bởi có quá nhiều những mối ràng buộc giữa các nhóm lợi ích trong xã hội. Người dân kỳ vọng vào một chính phủ mới, nhưng có lẽ ngay cả đảng DPJ lên cầm quyền cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu.

Vị trí của Nhật Bản trên bàn cờ chính trị quốc tế tiếp tục là “gót Achilles” của các chính phủ tiền nhiệm và sẽ tiếp tục là bài toán khó đối với chính phủ mới. Hạn chế về quân sự, Tokyo lựa chọn sức mạnh kinh tế, mà chủ yếu là ODA, làm công cụ để xác lập vị thế cường quốc. “cân bằng” về kinh tế và chính trị. Thậm chí ODA trở thành con bài mặc cả để đối lấy lá phiếu ủng hộ Nhật Bản làm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ngay lập tức, Nhật Bản xuất hiện với hình ảnh một quốc gia năng động, hào phóng trên các diễn đàn quốc tế, với hàng loạt sáng kiến, cam kết trợ giúp cho các nước đang phát triển, từ châu Á cho tới châu Phi, đồng thời sẵn lòng tham gia thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.

Nhưng việc Nhật vươn lên thành cường quốc chính trị phải nhận được sự đồng thuận từ các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Đáng tiếc là với các nước này Nhật đều có khúc mắc. Mặc dù là đồng minh số 1 của Mỹ, nhưng gần đây Tokyo luôn khiến Washington không hài lòng khi liên tục đòi xem xét việc gia hạn hoạt động tiếp dầu trên Ấn Độ Dương của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF), vốn được coi là đặc biệt quan trọng đối với lực lượng NATO tham chiến ở Afghanistan. Bên cạnh đó, trong đàm phán 6 bên về Triều Tiên, Tokyo luôn nêu vấn đề con tin khiến đàm phán không chỉ một lần rơi vào bế tắc. Với Nga là vấn đề tranh chấp quần đảo Kurils, còn với Trung Quốc là cả vấn đề lịch sử không dễ vùi lấp. Biết là vậy, nhưng nhượng bộ những vấn đề nói trên lại chính là hồi chuông cáo chung cho mọi chính phủ ở Nhật Bản.

Cử tri Nhật muốn có một sự thay đổi trên chính trường xuất phát từ tâm lý quá thất vọng của người dân đối với LDP và các nhà lãnh đạo của họ. Nhưng bản thân đảng DPJ đối lập chưa đủ mạnh để thách thức quyền lực thống trị hơn 50 năm của LDP. Dẫu rằng việc đảng đối lập giành quyền kiểm soát Thượng viện có thể khiến người ta ảo tưởng về sức mạnh của DPJ. Cho dù các cuộc vận động tranh cử phải đến 18/8 mới chính thức bắt đầu, nhưng DPJ có lẽ chưa sẵn sàng cho một cuộc bầu cử trước thời hạn. Những bê bối tài chính không chỉ buộc một số nhà lãnh đạo chủ chốt của DPJ phải từ chức, mà còn khiến những lời hứa hẹn về một chính phủ mới năng động và minh bạch trở nên thiếu thuyết phục. Hơn nữa, trước những vấn đề nan giải mà nước Nhật đang phải đối mặt, người ta cũng chưa rõ chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của DPJ sẽ có biện pháp gì ngoài lời hứa “nỗ lực hết sức”.

Nếu vậy, dù thắng trong cuộc bầu cử ngày 30/8, DPJ cũng chỉ có thể lặp lại một đoạn lịch sử khi phe đối lập giành quyền lãnh đạo đất nước trong vài năm ngắn ngủi trong thập kỷ 1990 trước khi LDP “lập lại trật tự”. Nói một cách khác, chính trường Nhật Bản, cũng như chính đất nước mặt trời mọc này, sẽ chỉ có “thay” mà không “đổi”.
  • Đại Dương 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,