Một diễn biến mới cho thấy tình hình đang hết sức căng thẳng và đầy chia rẽ trong nội bộ đất nước
Một người biểu tình bị thương tại Tehran. Ảnh AP.
Được biết, những người biểu tình bị thương đã chạy trốn vào các đại sứ quán để nhờ sự chăm sóc y tế tại đây do họ không dám vào các bệnh viện ở thủ đô do lo ngại bị các lực lượng thân chính phủ sát hại hoặc bắt đi khi đang điều trị.
Lo lắng trên không phải là vô cớ, bởi theo các nhân chứng thì đã có nhiều trường hợp người biểu tình bị thương vào viện nhưng tới nay lại không còn ở viện, tung tích chưa được phát hiện.
Theo các hãng tin phương Tây, hàng chục người đã bị bắn hoặc đánh chết và nhiều người bị thương nặng. Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm song mọi nghi ngờ đang hướng về lực lượng dân quân thân chính phủ.
Trong những ngày cuối tuần này, hàng nghìn người vẫn đổ ra đường phản đối kết quả bầu cử, bất chấp bài phát biểu của Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei mà trong đó ông kêu gọi phe đối lập ngừng biểu tình và tuyên bố các lãnh đạo biểu tình sẽ phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ một "cuộc đổ máu" nào nếu họ tiếp tục hành động.
Theo các nhân chứng thì thương vong trên đường phố
Theo một số nguồn tin khác thì đã có khoảng 50 – 60 người đã bị cảnh sát đánh bằng gậy và bị thương khá nặng khi hai bên đụng độ tại Tehran.
Làn sóng biểu tình như hiện tại là chưa từng xảy ra kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 và do đó, đang là thách thức lớn đối với chính phủ Iran.
Hiện các đại sứ quán các nước tại
Giới quan sát quốc tế đang lo ngại rằng rất có thể sẽ xảy ra bạo lực tại Iran ở mức độ đáng lo ngại hơn.
-
Nhật Vy (Theo AP, BBC, CNN)