221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1214174
Viễn cảnh nào cho cuộc khủng hoảng ở Iran?
1
Article
null
Viễn cảnh nào cho cuộc khủng hoảng ở Iran?
,
Một số nhà quan sát xem làn sóng biểu tình phản đối kết quả bầu cử hiện nay ở Iran là sự tái diễn của cuộc cách mạng năm 1979, hoặc một loại "cách mạng nhung" ở Đông Âu. Tuy nhiên, chẳng so sánh nào phản ánh đúng bầu không khí bất bình tăng cao trên đường phố Tehran và cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ đang diễn ra ở nước Cộng hòa Hồi giáo.

Người biểu tình ủng hộ phe đối lập đổ xuống đường phản đối kết quả bầu cử Tổng thống ở Tehran. (Ảnh: BBC)

Tình hình chung ngày càng trở nên nguy hiểm và khó đoán trước bởi cuộc bầu cử và hệ quả của nó dường như đã làm tất cả các bên ngạc nhiên, buộc họ phải hành động ứng biến trước tình hình vốn đang thay đổi nhanh chóng.

TIN LIÊN QUAN
 
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và lãnh đạo Tối cao Ayatullah Ali Khamenei có vẻ như đã bị đẩy lùi trước làn sóng ủng hộ ứng viên đối lập Mir Hossein Mousavi. Quyết định thông báo vội vã chiến thắng áp đảo dành cho Ahmadinejad đã dẫn tới làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp chưa từng có tiền lệ suốt tuần qua, gây sửng sốt và buộc lãnh tụ Khamenei phải ra lệnh điều tra các cáo buộc gian lận kiểm phiếu.

Việc kiểm lại một số phiếu sẽ cho ông Khameiei thời gian nhưng cuộc khủng hoảng mà những người đang nắm quyền phải đối mặt thì ngày càng trầm trọng.

Bạo lực và các mối đe dọa không cản được người biểu tình. Ông Mousavi cũng không hề có dấu hiệu sẽ nhượng bộ.

Lãnh đạo tối cao Khamenei dường như đang phải nỗ lực hết sức để đạt được một sự dàn xếp, thuyết phục ông Mousavi chấm dứt các cuộc biểu tình trong khi vẫn để Tổng thống Ahmadinejad tại vị. Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu có thể sẽ phụ thuộc vào cách thức các bên tham gia thấy được sự cân bằng sức mạnh trên đường phố và trong các hội đồng quyền lực.

Có bốn viễn cảnh được cho là có thể giải quyết những bế tắc hiện nay trên chính trường Iran:

Một: Cuộc cách mạng 2.0?

Cho dù khung cảnh hiện nay trên đường phố Iran rất căng thẳng, không chắc sẽ lặp lại một cuộc cách mạng thành công như năm 1979.

Phong trào biểu tình đang được dẫn dắt bởi một phe thuộc lực lượng chính trị nước Cộng hòa Hồi giáo mà thành viên của họ sẽ chịu mất mát lớn nếu như thể chế hiện nay bị sụp đổ. Quan trọng hơn nữa, một phong trào phổ biến không vũ khí có thể lật đổ một chế độ chỉ khi lực lượng an ninh giữ vai trò trung lập.

Tuy nhiên, các lực lượng an ninh chủ chốt của Iran lại ủng hộ ông Ahmadinejad. Không những thế, trong khi phe đối lập thu hút đông đảo người hưởng ứng, vẫn có hàng triệu người Iran ủng hộ Tổng thống Ahmadinejad. Vì vậy, ngay cả khi chính phủ không thể ngăn chặn được phe đối lập, thì phe đối lập cũng không có khả năng phá vỡ được chính phủ.

Hai: Đàn áp?

Những ngôn từ Ahmadinejad và Lực lượng bảo vệ cách mạng sử dụng để miêu tả các cuộc biểu tình đối lập dường như đang biện minh cho một chiến dịch đàn áp, sử dụng vũ lực quân sự bắt phe đối lập khuất phục.

Rõ ràng, một chiến dịch bạo lực có giới hạn của phe Ahmadinejad không ngăn cản được Mousavi và những người ủng hộ ông này.

Hiện tại, bất bình trong giới giáo sĩ đang gia tăng, một số giáo sĩ cấp cao nổi tiếng như Ayatullah Hossein-Ali Montazeri đã công khai lên án cách giải quyết bầu cử của lãnh tụ Khamenei và cảnh báo những người lính và sĩ quan cảnh sát rằng họ sẽ phải "trả lời Đấng Tối cao" về bất kỳ hành động bạo lực nào chống lại nhân dân.

Một chiến dịch đàn áp nếu được tiến hành sẽ có nguy cơ làm suy giảm chế độ. Ông Khamenei sẽ bất đắc dĩ mới phải theo con đường đó. Tuy nhiên, cách thức ông xử lý cuộc khủng hoảng chính trị như đến thời điểm này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự hoài nghi vốn có trong giới tăng lữ về khả năng của một vị Lãnh đạo Tối cao.

Vì vậy, một chiến dịch đàn áp sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng ngay lập tức, nhưng cái giá phải trả có thể sẽ là một vết thương chí tử đối với chế độ hiện thời.

Ba: Khamenei lùi bước?

Khamenei đã sai lầm khi ràng buộc vị trí Lãnh đạo Tối cao của mình quá khăng khít với Ahmadinejad. Ông đã tán thành ứng viên này rồi sau đó lại vội vã tuyên bố "chiến thắng thiêng liêng" của Ahmadinejad, kêu gọi tất cả dân chúng Iran chấp nhận nó.

Tuy nhiên, bất ổn tăng cao trên đường phố Tehran dường như đã khiến Khamenei lùi bước. Ông buộc phải ra lệnh cho Hội đồng Vệ binh Cách mạng điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử.

Nếu làn sóng biểu tình leo thang kết hợp với cuộc vận động của những người ủng hộ Mousavi bên trong các hội đồng cầm quyền buộc Khamenei phải kết luận rằng Ahmadinejad không giữ được chiến thắng, ông có thể thúc ép Hội đồng Vệ binh
lưu tâm đến yêu cầu bầu cử lại của phe đối lập hoặc "điều chỉnh" kết quả để không ứng viên nào giành được đa số rõ ràng, buộc Ahmadinejad và Mousavi phải đấu lại.

Cách giải quyết như vậy sẽ là một liều thuốc đắng cho vị Lãnh đạo Tối cao, một sự thất bại đối với các nỗ lực của ông nhằm giữ cho Ahmadinejad tại vị. Dù kết quả là gì, cuộc khủng hoảng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Khamenei trong chế độ, báo trước sự khởi đầu một cuộc đấu tranh ở hậu trường trong những năm tới nhằm chọn người kế nhiệm ông.

Tuy nhiên, một sự can thiệp của Khamenei và sự kháng cự trước bất kỳ một sự đảo ngược kết quả nào từ Ahmadinejad và lực lượng an ninh ủng hộ ông này có nghĩa là Khamenei nhiều khả năng sẽ tìm kiếm một sự thỏa hiệp, theo đó đương kim Tổng thống sẽ vẫn tại vị.

Bốn: Một lựa chọn kiểu "Zimbabwe"?

Một lựa chọn nữa là dàn xếp được một thỏa thuận tương tự thỏa thuận đã giữ cho Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe, tiếp tục cầm quyền mặc dầu về cơ bản đã bị thất cử: cho phe đối lập một vai trò quan trọng nhưng phụ thuộc trong chính phủ.

Ngay từ đầu, ông Khamenei đã yêu cầu ý thức đoàn kết dân tộc và bảo vệ chế độ, hy vọng thuyết phục được phe đối lập chấp nhận kết quả bầu cử. Và tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được tuyên bố chiến thắng, Ahmadinejad đã yêu cầu các đối thủ đệ trình danh sách các ứng viên vào Nội các mới.

Khamenei và Ahmadinejad có thể hy vọng rằng sự kiên định của họ và việc được Hội đồng  Vệ binh vệ khẳng định chiến thắng sau cuộc kiểm phiếu kéo dài 10 ngày sẽ khiến phe đối lập mệt mỏi. Điều này, cộng với đe dọa sử dụng vũ lực, sẽ khiến các cuộc biểu tình tự tan rã.

Bằng cách đó, ông Khamenei hy vọng rằng những nhân vật bảo thủ thực dụng có thể không bị quấy rầy bởi những người cải cách khi cho họ một vị trí trong chính phủ đoàn kết dân tộc và cam kết sẽ tiết chế lề lối điều hành của ông Ahmadinejad.

Tuy nhiên, viễn cảnh đó chỉ xảy ra nếu ông Mousavi tin rằng mình đang thua và đối mặt với thảm họa nếu tiếp tục vận động người biểu tình đổ ra đường. Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy phe đối lập chịu khuất phục. 

  • Thanh Hảo (Theo TIME)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,