221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1207092
General Motors và con đường tới đích… phá sản
1
Article
null
General Motors và con đường tới đích… phá sản
,

General Motors Corp (GM) – hãng xe hàng trăm năm tuổi, trong đó có 77 năm liền ngự trị ở ngôi vị số 1 thế giới trong ngành công nghiệp ô tô và mới chỉ để tuột ngôi vào năm 2008 – gần như đã phải chấp nhận số phận phá sản.

Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tập đoàn GM ngày càng khó khăn, ngập chìm trong lỗ và nợ. Ảnh AFP.


Vụ phá sản đáng tiếc bậc nhất trong lịch sử Mỹ

Phá sản là chuyện thường tình ở Mỹ, song một người khổng lồ về quy mô, già dặn về tuổi tác và tầm cỡ về thương hiệu như GM mà cũng phải phá sản thì quả là điều không thường chút nào. Lật lại những trang sử hào hùng của đại gia này sẽ thấy tiếc thay cho một đại gia như GM.

Ông William Durant sáng lập ra thương hiệu General Motors vào năm 1908 tại bang Michigan. Sau đó, General Motors bắt đầu kế hoạch bành trướng ra quốc tế bằng nhà máy tại Đan Mạch năm 1923.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, GM chuyển đổi một số dây chuyền sang sản xuất máy bay, xe tăng và xe tải phục vụ quân đồng minh. Những năm 1950, GM đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Năm 1954 đánh dấu chiếc xe hơi thứ 50 triệu của hãng.

Rồi lần đầu tiên kể từ khi thành lập, GM gặp thua lỗ hồi những năm 1980 và cũng đã suýt rơi xuống vực phá sản vào năm 1991. Hồi đó GM thua lỗ 4,45 tỷ USD. Thời khó khăn bắt đầu từ đó và âm ỉ kéo dài song GM vẫn trụ vững trong nhiều hoàn cảnh và duy trì được ngôi vị số 1 thế giới trong ngành sản xuất ô tô toàn cầu.

Khó khăn trở lại một cách trầm trọng khi GM bị thua lỗ tới 8,6 tỷ USD trong năm 2005 và mất danh hiệu nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới vào tay Toyota năm 2007. Cũng trong năm 2007, thua lỗ của GM lên tới 38,7 tỷ USD.

Trước tình hình đó, Tổng giám đốc GM là Rick Wagoner đã đương đầu với sóng gió từ cả trong lẫn ngoài: bị ban lãnh đạo nghi ngờ khả năng lãnh đạo và bị giảm tín nhiệm truớc nhân viên. Ở ngoài, nhiều nhà đầu tư quay lưng với GM.

GM nói riêng cũng như ngành công nghiệp ôtô Âu - Mỹ nhiều năm gần đây đã gặp khó khăn chồng chất do giá xăng dầu tăng kỷ lục, lượng xe bán ra giảm, chi phí cho sản xuất cao và sức ép cạnh tranh quyết liệt với các hãng ôtô châu Á. 

Và cuối cùng, năm 2009 là năm chứng kiến doanh số bán ra của GM xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm trở lại đây. Khó khăn ngày càng chồng chất trên vai GM. 

GM - nạn nhân của bão tài chính toàn cầu

Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm niềm tin người tiêu dùng, và doanh số thấp kỷ lục tại Mỹ cũng như thị trường nước ngoài, tập đoàn GM và Chrysler ngày càng khó khăn, ngập chìm trong lỗ và nợ.

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ đóng vai trò quan trọng, tạo ra nhiều việc làm ổn định và thu nhập tốt cho người Mỹ. Ảnh AFP.



Ngày 20/2/2009, thương hiệu Saab tại thị trường Thụy Điển thuộc tập đoàn GM đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Cùng lúc đó tại Đức, một công ty con khác của GM là Opel phải tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp từ phía các nhà chức trách.

Trong quý I/2009 vừa qua, doanh thu của GM cũng giảm gần một nửa, chủ yếu do do lượng tiêu thụ trên toàn cầu giảm, chủ yếu ở thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, tập đoàn đã bội chi 10,2 tỷ USD trong quý I, thu nhập giảm tới 20 tỷ USD (khoảng 47%), từ 42,4 tỷ USD xuống còn 22,4 tỷ USD.

Ngày 5/3/2009, GM đã nộp bản giải trình tình hình kinh doanh dày 480 trang lên Uỷ ban chứng khoán Mỹ, sau khi hãng cho biết tình hình vẫn không cải thiện được nhiều khiến giới đầu tư hoang mang.

Trong bản giải trình gửi Uỷ ban chứng khoán Mỹ, GM nêu rõ: “Những lo ngại về tương lai chưa rõ ràng của GM có thể sẽ khiến các nhà cung cấp linh kiện cho GM lo lắng và tiến hành đòi nợ sớm. Nếu chính phủ không hỗ trợ thì điều đó sẽ khiến cho tình hình càng thêm khó khăn với GM”.

"Việc không được nhận thêm hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ hoặc các chính phủ các nước mà GM có chi nhánh sẽ đẩy GM tới chỗ phải thu hẹp hoạt động hơn nữa, đóng cửa nhiều nhà xưởng hơn nữa và cắt giảm nhiều nhân công hơn nữa. Nhưng những việc này cũng không phải là bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của GM”, giải trình của GM có đoạn viết.

Còn trong văn bản trình Bộ Tài chính Mỹ sau đó không lâu, GM khẳng định “sẵn sàng và sẽ xem xét các lựa chọn và các mức nợ hiện là nguy cơ lớn của GM, gây khó cho nỗ lực tái cơ cấu tổng thế của GM”.

Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Obama đã cảnh báo rằng GM và Chrysler vẫn có thể bị phá sản. Tổng thống Barack Obama cũng từng tuyên bố, nếu hai tập đoàn này không bắt kịp được các kế hoạch tái cơ cấu nhằm khôi phục khả năng thu lợi nhuận, họ có thể sử dụng Chương 11 Luật phá sản như một cơ chế để giúp họ tái cơ cấu nhanh hơn và trở nên khoẻ mạnh hơn.

Và những ngày chờ phá sản

Nếu GM và Chrysler phá sản, tác động lên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung sẽ rất lớn và lâu dài, không dễ khắc phục ngày một ngày hai.

Biết vậy song chính quyền Obama cũng hiểu rõ, khả năng GM và Chrysler sẽ không trụ được lâu cho nên cần một giải pháp dứt điểm hơn là kéo dài thời gian "sống thực vật" của 2 bệnh nhân lớn này.

Với hạn chót 1/6/2009 mà tình hình vẫn chưa có gì tiến triển, GM ường như đã đi đúng lộ trình về đích phá sản đó.

Cũng cố gắng, nhưng hầu hết những cố gắng cuối cùng của GM đã thất bại. Chính lãnh đạo GM và Chrysler cũng đã phải thừa nhận rằng, khả năng tồn tại của họ là một dấu hỏi lớn. Để đưa công ty trở về thời kỳ hưng thịnh thì quả là cả một quãng đường dài dường như vô tận và không biết sẽ phải tốn kém bao nhiêu nhân tài vật lực mới tới đích được.

 

Tổng Giám đốc Rick Wagoner của General Motors Corp khi còn đương chức cũng đã phải thừa nhận rằng, khả năng tồn tại của GM là một dấu hỏi lớn. Ảnh AP.

Và cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, dù không ai muốn: nguồn tin dấu tên từ nội bộ GM cho hay, GM chấp nhận nộp đơn xin phá sản vào ngày 1/6/2009 và sẽ bán hầu hết mọi tài sản của công ty và rồi sẽ lập một công ty mới trên cơ sở nhóm lại một số nhánh vẫn làm ăn được đồng thời cắt bỏ dứt điểm mọi yếu tố dẫn đến thua lỗ hoặc kém lãi, chi phí cao.

Thực ra thì trong vài năm trở lại đây thì đa số các bộ phận của hãng xe này đều tồn tại những yếu tố dẫn đến thua lỗ hoặc kém lãi, chi phí cao.

Nếu GM chính thức phá sản, đây sẽ là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ. Mới chỉ vài tháng trước đây, ít ai có thể tưởng tượng ra được kịch bản số phận này cho GM.

Sau khi phá sản, nhiều thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người tiêu dùng Mỹ như, Chervolet, GMC, Chevy, Caddilac, Saab, Saturn, Pontiac và Hummer có thể lùi vào dĩ vãng…

  • Nhật Vy (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,