221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1203614
Lại xuất hiện những dấu hiệu bi quan với kinh tế Mỹ
1
Article
null
Lại xuất hiện những dấu hiệu bi quan với kinh tế Mỹ
,

Dường như những dấu hiệu bi quan mới đối với nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện trở lại, khiến thị trường Mỹ cũng như các nước không khỏi âu lo.

 

Góc phố Wall ở New York. Ảnh AP.

 

Trong buổi nói chuyện trực tiếp trên truyền hình của các quan chức ngành tài chính Mỹ đêm 20/5, người ta đã nhận thấy một số lo lắng mới.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Barnanke dự báo rằng nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng và có thể đạt con số 10% trong thời gian tới.

Thất nghiệp ở mức đó sẽ kìm hãm bớt đà hồi phục của nền kinh tế trong năm 2009.

Việc hạ mức độ kỳ vọng trong năm 2009 đó của Fed đã khiến thị trường Mỹ cũng như các nước không khỏi âu lo hơn.

Những âu lo đó vốn đã bắt đầu từ vài ngày qua, đến nay lại càng có dịp bùng phát trở lại. Ngay trước đó, người Mỹ đã đón nhận thông tin không sáng sủa về việc thị trường nhà đất Mỹ lại tiếp tục có biểu hiện xấu trong tháng vừa qua.

Cụ thể, báo cáo mới do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, lượng nhà xây dựng mới trong tháng 4/2009 vừa qua đã giảm mạnh 12,8% - mức giảm kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ qua.

Còn trong một báo cáo gửi Quốc hội Mỹ ngày 18/5, Cơ quan tài trợ nhà ở liên bang Mỹ nhận định rằng, Fannie Mae và Freddie Mac, hai đại gia ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Mỹ, "vẫn đang trong tình trạng nguy kịch về tài chính".

Fannie Mae và Freddie Mac đóng vai trò quan trọng trong thị trường nhà ở của Mỹ: quản lý 73% số tiền thế chấp ban đầu trong 6 tháng cuối năm 2008. Đầu tháng 5 vừa qua, cả Fannie và Freddie đều thông báo các mức lỗ lần lượt là 23,2 tỷ USD và 9,9 tỷ USD trong quý I/2009.

TIN LIÊN QUAN
Theo Cơ quan tài trợ nhà ở liên bang, Fannie và Freddie khó có thể lấy lại chỗ đứng vững chắc về phương diện tài chính vì các ngân hàng này thiếu quá nhiều lãnh đạo và năm nay cũng sẽ là năm gay cấn với hai ngân hàng, do họ vẫn phải tiếp tục giúp đỡ những bên vay đang gặp khó khăn, đồng thời phải quản lý và bán các tài sản bị cầm cố.

Theo giới chuyên gia, vấn đề Fannie Mae và Freddie Mac cho thấy những thách thức trên thị trường bất động sản vẫn còn hiện hữu, cho dù các vấn đề gay cấn trên thị trường tài chính đang giảm dần.

Cũng mới chỉ vài ngày trước, một thông tin tiêu cực khác cũng đã xuất hiện. Trái với mong đợi của các nhà đầu tư, tổng mức bán lẻ tại Mỹ trong tháng 4 vừa qua tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Bộ Thương mại Mỹ hôm 13/5 công bố tổng mức bán lẻ trong tháng 4 tiếp tục giảm 0,4%, cao hơn so với dự báo trước đó. Trong tháng 3, giá trị bán lẻ đã giảm 1,3%.

Theo các chuyên gia, số lượng việc làm ít đi, giá nhà cửa đang tiếp tục giảm và giá trị tài sản của các hộ gia đình giảm kỷ lục có thể sẽ hạn chế khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trong nhiều năm. Và chừng nào mức tiêu dùng của người dân còn giảm thì sự hồi phục của nền kinh tế sẽ còn bị kìm lại.

Đây là những tín hiệu xấu tiếp theo cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới khó có thể phục hồi nhanh chóng theo mô hình chữ V như nhiều người mong đợi.

Giáo sư Paul Krugman - người vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2009 cũng khẳng định, khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế Mỹ là gần như không thể xảy ra.

  • Nhật Vy (Theo Reuters, CNBC, Market Watch)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,