Trong lịch sử, bệnh cúm đã từng là cơn mộng kinh hoàng của loài người, Và cho đến tận ngày nay, khi y học đã phát triển vượt bậc thì cúm vẫn là nỗi lo tiềm tàng.
Triệu chứng do siêu vi cúm (SVC) được Hippocrates, thầy thuốc nổi tiếng Hy Lạp mô tả rành mạch khoảng 2.400 năm trước. Từ đó, SVC gây nhiều trận dịch - nhưng khó kiểm chứng vì triệu chứng cúm đôi khi bị lẫn lộn với các chứng bệnh như bạch hầu, dịch hạch, sốt xuất huyết và thương hàn.
Trận dịch cúm đầu tiên ghi chép khá rõ trong lịch sử là dịch năm 1580, bắt đầu từ châu Á lan sang châu Phi và đến châu Âu. Tại Roma hơn 8000 người chết và nhiều thành phố của Tây Ban Nha gần như chết sạch.
Trong thế kỷ 17 - 18 nhiều trận dịch rải rác khắp nơi, đặc biệt là khoảng năm 1830-1833, dịch cúm lan tràn, gây bệnh nặng đến một phần tư số người bị lây.
Sang thế kỷ 19, dịch cúm vẫn tiếp tục hoành hành trên thế giới. Năm 1837, một nạn dịch lớn đã lan từ Berlin (Đức) sang Barcelona (Tây Ban Nha).
Những chiếc lều y tế tạm thời năm 1890, trong đại dịch cúm ở Nga, do những người Trung Quốc trên đường sang châu Âu và Mỹ |
Nhưng có lẽ ghê gớm nhất là trận cúm mang tên cúm Tây Ban Nha - do dòng H1N1. Trong hai năm 1918 - 1919, cúm làm chết khoảng 40-50 triệu người, theo ước lượng gần đây con số này có thể lên đến khoảng 50-100 triệu. Trận cúm tàn bạo này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với trận dịch hạch làm chết gần hai phần ba dân châu Âu giữa thế kỷ 14.
Những người lính cứu hộ trong bộ đồng phục và khẩu trang bảo vệ trong trận đại dịch cúm năm 1918 |
Thời gian sau đó, người ta biết nhiều hơn về bệnh cúm và cách làm thế nào để tránh lây lan. Trong bức ảnh dưới đây chụp năm 1941, các nữ y tá phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ 2 ở trường Buckinghamshire, London, đang được hướng dẫn vệ sinh miệng để phòng cúm.
Y học ngày càng phát triển. Người ta đang tiến hành thí nghiệm vác xin cúm trên những quả trứng. Và đến năm 2004, y học đã tìm ra loại vácxin có khả năng ngăn chặn bệnh cúm Tây Ban Nha và đã được thử nghiệm trên người.
Dịch cúm Á châu năm 1957 (loại A, H2N2) và tiếp tục làm chết hơn 2 triệu người.
Một phần quang cảnh những bệnh nhân đang nằm điều trị cúm tại một xưởng đóng tàu của hải quân ở Barcelona. |
Năm 1969, (loại A, H3N2) dịch cúm xảy ra ở Hong Kong đã cướp đi gần 34.000 nhân mạng. Tuy thế, mỗi đợt cũng làm cả triệu người chết. Và tỷ lệ tử vong giảm nhiều có lẽ là nhờ thuốc kháng sinh làm giảm số viêm phổi do vi trùng.
Năm 1967, cúm biến thể và lây lan sang lợn ở Mỹ. Một phần dân số Mỹ đã phải tiêm phòng. Trận dịch này ở Mỹ đã làm 25 người chết nhưng không trường hợp nào bị chết vì cúm lợn.
Người dân Mỹ đi tiêm phòng cúm năm 1967 |
Năm 2003, virus cúm gia cầm đã phát tán từ một nông trại phía Nam Hàn Quốc, chính phủ nước này ngay lập tức ra lệnh tiêu hủy hàng triệu con gà, vịt trên toàn quốc.
Nhân viên trong trang phục bảo hộ đang tiêu hủy xác gia cầm bị nhiễm virus |
Trong năm 2003, có tới 400 trường hợp nhiễm cúm gia cầm. Ở Việt Nam, năm 2004, dịch cúm gia cầm bùng phát trên 64 tỉnh thành. Hàng triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy. Ở một số nước Châu Á, dịch cúm đã trở nên đáng sợ hơn cả bệnh HIV/AIDS.
Các nhân viên y tế đang di chuyển một bệnh nhân cúm từ sân bay quốc tế ở Malaysia tháng 1 năm 2008 |
Các chuyên gia cho rằng dịch cúm lợn năm 2009 sẽ không tồi tệ như năm 1918. Và chúng ta phải cảm ơn nền y học trong suốt hơn 90 năm. Nhưng dịch cúm lợn ở Mexico đang rung lên một hồi chuông cảnh báo.
Một phụ nữ đang dìu người chồng bị ốm của cô tới bệnh viện ở Mexico hôm 26 tháng 4 năm 2009 |
- Thi Thi (Tổng hợp/ Ảnh Newsweek)