221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1191752
Xung đột Thái-Campuchia và ngôi đền tranh chấp Preah Vihear
1
Article
null
Xung đột Thái-Campuchia và ngôi đền tranh chấp Preah Vihear
,

Preah Vihear là ngôi đền cổ đổ nát nằm trên mỏm đá song xung quanh nó là những sự kiện gây chấn động khu vực, là nguyên nhân dẫn tới xung đột đổ máu giữa Campuchia và Thái Lan.

 

 

Đền Preah Vihear tọa lạc trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia nhưng lối vào ngôi đền lại nằm trên đất của tỉnh Si Sa Ket, đông bắc Thái Lan, do ở phía Campuchia là một vách đá dựng đứng. (Ảnh Skycrapercity)

Tranh chấp giữa Thái và Campuchia nổ ra sau khi Campuchia đề xuất và được UNESCO công nhận Preah Vihear là Di sản thế giới vào năm 2008.

 

UNESCO công nhận Preah Vihear là Di sản thế giới (Ảnh Wikipedia)

Ngôi đền 900 năm tuổi được khẳng định thuộc về Campuchia vào năm 1962 nhưng nó chỉ có thể tiếp cận dễ dàng từ phía Thái Lan do nằm trên một vách đá.

 

Hầu hết các du khách băng qua biên giới Thái để tới Preah Vihear, nơi một lá cờ của Campuchia đã được cắm cùng với tấm biển "Tôi tự hào là người Khmer" (Ảnh BBC)

 

Khu đền rất lớn với nhiều phòng được nối với nhau bằng cầu thang và những con đường nhỏ (ảnh BBC)

Trong phán quyết cách đây nhiều thập niên, ICC chỉ phân định ngôi đền thuộc về Campuchia mà không phân chia rõ ràng những khu đất nằm xung quanh nó.

 

Thái Lan và Campuchia tranh chấp về khoảng đất rộng 4,66km2 gần đền thờ Preah Vihear (Ảnh BtInternet)

Bất đồng về lãnh thổ, cả Campuchia và Thái Lan đều triển khai quân

 

Binh sĩ Thái và Campuchia đứng đối mặt ở một đoạn biên giới (Ảnh AP)

Quan chức hai nước đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn tránh xung đột.

 

Ảnh đồ hoạ về vị trí đền Preah Vihear (Ảnh AFP)

Bất chấp những cuộc đàm phán, xung đột đổ máu vẫn xảy ra, 3 binh sĩ đã thiệt mạng.

 

Một khu chợ bị phá hỏng sau vụ đọ hoả lực giữa lực lượng Thái Lan và Campuchia (Ảnh Reuters)

Cuộc xung đột giữa hai nước khó có thể giải quyết nhanh chóng.

 

Các nhà sư tại đền Preah Vihear (Ảnh AP)

Biên giới Thái Lan và Campuchia chưa bao giờ được phân ranh giới hoàn toàn, một phần vì có mìn còn sót lại sau chiến tranh kéo dài nhiều thập niên tại Campuchia.

  • Hoài Linh (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,