Trung Quốc muốn gì khi đòi thay USD bằng đồng tiền mới?
Cập nhật lúc 22:11, Thứ Ba, 14/04/2009 (GMT+7)
Đồng USD là đồng tiền phổ biến, được dùng rộng rãi bậc nhất trên thế giới. Muốn hay không muốn, hầu như ai cũng phải công nhận đó là đồng tiền đang thống trị hệ thống tài chính quốc tế.
Nhưng vừa rồi, bỗng nhiên Trung Quốc không muốn công nhận điều đó. Câu chuyện về USD, vốn dĩ thuộc loại “xưa như trái đất”, lại được hâm nóng lại. Nhưng có lẽ, điều Trung Quốc muốn lại không hẳn là thay hay không thay đồng USD.
Trung Quốc đòi thay USD bằng đồng tiền mới
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên vừa rồi đã lên tiếng đòi lấy đồng SDR do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) điều hành làm đồng tiền dự trữ quốc tế thay cho đồng USD.
Chuyện cũng hơi bất ngờ, bởi SDR - một đơn vị thanh toán do IMF đề xướng năm 1969, tổng hòa giá trị của đồng USD, đồng bảng Anh, đồng euro châu Âu và đồng yen Nhật, dùng làm đồng tiền dự trữ quốc tế - vốn dĩ đến nay chỉ được sử dụng bởi các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhưng sẽ không có gì khó ngờ nếu xét trên lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề này. Là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Chính phủ Mỹ, trị giá tới 739,6 tỷ USD và giữ nhiều USD trong quỹ dự trữ ngoại tệ với hơn 1.000 tỷ USD, Trung Quốc lo ngại đồng USD sẽ mất giá mạnh sau những đợt tung tiền cứu nền kinh tế của Chính phủ Mỹ.
Mỹ ngay lập tức đã “giãy nảy” lên với đề xuất đó của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama phản đối đề nghị của Trung Quốc về một đồng tiền toàn cầu mới thay thế đồng USD một cách mạnh mẽ và mau chóng khi khẳng định ngay rằng, “đồng USD là cực kỳ vững mạnh và do đó, Mỹ phản đối đề nghị của TQ”.
Điều thú vị là, ý kiến phản đối của ông Obama được đưa ra chỉ một ngày sau khi đề nghị của ông Chu được công bố trên trang web của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, và phá bỏ một tiền lệ từ trước đến nay là, các tổng thống Mỹ không bình luận trực tiếp về giá trị của đồng USD.
Không chỉ Mỹ, ngay cả IMF cũng có vẻ không mặn mà lắm với đòi hỏi của Trung Quốc. Ông John Lipsky, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF cho rằng, đề nghị của ông Chu Tiểu Xuyên là rất nghiêm túc, “tuy nhiên, đây là một vấn đề dài hạn, cần được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng”.
Đề xuất hạ bệ đồng USD của Trung Quốc hầu như chỉ nhận được sự hưởng ứng từ phía Nga, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Iran, Venezuela... Nhưng như thế là chưa đủ để đảo ngược một thực tế hiển hiện: USD vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế.
Thực tế: USD vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế
Ngay cả khi Trung Quốc không muốn công nhận vị trí độc tôn của đồng tiền Mỹ thì hầu hết các nhà phân tích đều không phủ nhận đơn vị tiền tệ của Mỹ tiếp tục thống lĩnh hệ thống tài chính quốc tế trong một thời gian dài. Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một thế giới.
Thực tiễn thương mại toàn cầu cho thấy, hầu hết hàng xuất khẩu của Mỹ tính bằng USD, và Mỹ cũng dùng USD để thanh toán hầu hết hàng nhập khẩu. Đa phần các khoản thanh toán trên toàn cầu cũng vẫn đang được tính bằng USD, dẫn tới việc quá nửa lượng USD đang lưu hành ở ngoài nước Mỹ.
Và một thực tế nữa là, bản thân Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất và quan trọng nhất ngoài biên giới nước Mỹ - cũng hào hứng với USD trên thực tế để mong có lãi, khi đang sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ với giá trị hàng trăm tỷ USD như đã nêu ở phần trên.
Chưa hết, trong thời gian hiện tại và sắp tới, Trung Quốc cũng không giấu giếm kế hoạch tiếp tục mua các tài sản dưới dạng nợ của Mỹ với khối lượng đáng kể.
Có thể thấy, USD vẫn được thừa nhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới và các nước đều có chủ trương cất trữ USD còn các nhà đầu tư coi USD là vịnh tránh bão trong chặng đường làm ăn của mình trên thị trường tài chính.
Quan trọng là bày tỏ được quan ngại
Vậy là, sau đề nghị của Trung Quốc vừa rồi thì đồng USD một lần nữa lại được khẳng định là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Đề nghị của Trung Quốc như vậy cũng đã gặp phải sự thờ ơ như đề nghị của Iran gần đây. Gần đây, Iran đã đề nghị các nước OPEC sử dụng một số đồng tiền khác ngoài USD để định giá dầu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
Nhưng dù thế nào thì người Trung Quốc cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với đồng USD, rằng nó đang phần nào mất bớt vai trò tiền tệ quốc tế của mình. Ít nhiều nó cũng nêu bật được một thực tế rằng, Trung Quốc và thế giới vẫn có lý do để lo ngại trước nguy cơ đồng USD sụp đổ trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế.
Qua đó, Trung Quốc cũng nhắc nhở thế giới thấy những quan ngại về khả năng thanh toán của Mỹ. Đồng USD sẽ ra sao khi mà các cỗ máy in tiền của Mỹ phải hoạt động hết công suất? Rõ ràng, nguy cơ siêu lạm phát là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu ngay từ giờ nếu không gây sức ép với Mỹ thì lúc đó Trung Quốc sẽ gay go.
Việc Trung Quốc đòi thay đổi đồng USD có lẽ cũng là sự đáp trả mạnh mẽ nhất về vấn đề mà xưa nay Mỹ vẫn hay thúc ép Trung Quốc: vấn đề đồng tiền và tỷ giá. Mỹ vẫn luôn giục Trung Quốc để đồng Nhân dân tệ của mình được biến động tự do hơn thay vì định giá quá thấp để hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc như trước nay. Nay đến lượt Trung Quốc “làm việc nghiêm túc” với Mỹ về vấn đề Mỹ đặc biệt quan tâm. Và khi Trung Quốc đã ra tay về vấn đề này thì Mỹ cũng sẽ không dễ chịu gì. Trung Quốc muốn Mỹ hiểu được sự khó chịu mà Trung Quốc phải chịu lâu nay.
Có lẽ, điều quan trọng nhất mà Trung Quốc muốn thể hiện khi bỗng dưng đòi thay USD bằng đồng tiền mới là họ phải bày tỏ được quan ngại đối với đồng USD, và có thể rộng hơn thế.
Nhưng vừa rồi, bỗng nhiên Trung Quốc không muốn công nhận điều đó. Câu chuyện về USD, vốn dĩ thuộc loại “xưa như trái đất”, lại được hâm nóng lại. Nhưng có lẽ, điều Trung Quốc muốn lại không hẳn là thay hay không thay đồng USD.
USD vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế. Ảnh: qurbaa |
Trung Quốc đòi thay USD bằng đồng tiền mới
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên vừa rồi đã lên tiếng đòi lấy đồng SDR do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) điều hành làm đồng tiền dự trữ quốc tế thay cho đồng USD.
Chuyện cũng hơi bất ngờ, bởi SDR - một đơn vị thanh toán do IMF đề xướng năm 1969, tổng hòa giá trị của đồng USD, đồng bảng Anh, đồng euro châu Âu và đồng yen Nhật, dùng làm đồng tiền dự trữ quốc tế - vốn dĩ đến nay chỉ được sử dụng bởi các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhưng sẽ không có gì khó ngờ nếu xét trên lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề này. Là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Chính phủ Mỹ, trị giá tới 739,6 tỷ USD và giữ nhiều USD trong quỹ dự trữ ngoại tệ với hơn 1.000 tỷ USD, Trung Quốc lo ngại đồng USD sẽ mất giá mạnh sau những đợt tung tiền cứu nền kinh tế của Chính phủ Mỹ.
Mỹ ngay lập tức đã “giãy nảy” lên với đề xuất đó của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama phản đối đề nghị của Trung Quốc về một đồng tiền toàn cầu mới thay thế đồng USD một cách mạnh mẽ và mau chóng khi khẳng định ngay rằng, “đồng USD là cực kỳ vững mạnh và do đó, Mỹ phản đối đề nghị của TQ”.
Điều thú vị là, ý kiến phản đối của ông Obama được đưa ra chỉ một ngày sau khi đề nghị của ông Chu được công bố trên trang web của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, và phá bỏ một tiền lệ từ trước đến nay là, các tổng thống Mỹ không bình luận trực tiếp về giá trị của đồng USD.
Không chỉ Mỹ, ngay cả IMF cũng có vẻ không mặn mà lắm với đòi hỏi của Trung Quốc. Ông John Lipsky, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF cho rằng, đề nghị của ông Chu Tiểu Xuyên là rất nghiêm túc, “tuy nhiên, đây là một vấn đề dài hạn, cần được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng”.
Đề xuất hạ bệ đồng USD của Trung Quốc hầu như chỉ nhận được sự hưởng ứng từ phía Nga, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Iran, Venezuela... Nhưng như thế là chưa đủ để đảo ngược một thực tế hiển hiện: USD vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế.
Thực tế: USD vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế
Ngay cả khi Trung Quốc không muốn công nhận vị trí độc tôn của đồng tiền Mỹ thì hầu hết các nhà phân tích đều không phủ nhận đơn vị tiền tệ của Mỹ tiếp tục thống lĩnh hệ thống tài chính quốc tế trong một thời gian dài. Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một thế giới.
Thực tiễn thương mại toàn cầu cho thấy, hầu hết hàng xuất khẩu của Mỹ tính bằng USD, và Mỹ cũng dùng USD để thanh toán hầu hết hàng nhập khẩu. Đa phần các khoản thanh toán trên toàn cầu cũng vẫn đang được tính bằng USD, dẫn tới việc quá nửa lượng USD đang lưu hành ở ngoài nước Mỹ.
Và một thực tế nữa là, bản thân Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất và quan trọng nhất ngoài biên giới nước Mỹ - cũng hào hứng với USD trên thực tế để mong có lãi, khi đang sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ với giá trị hàng trăm tỷ USD như đã nêu ở phần trên.
Chưa hết, trong thời gian hiện tại và sắp tới, Trung Quốc cũng không giấu giếm kế hoạch tiếp tục mua các tài sản dưới dạng nợ của Mỹ với khối lượng đáng kể.
Có thể thấy, USD vẫn được thừa nhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới và các nước đều có chủ trương cất trữ USD còn các nhà đầu tư coi USD là vịnh tránh bão trong chặng đường làm ăn của mình trên thị trường tài chính.
Quan trọng là bày tỏ được quan ngại
Vậy là, sau đề nghị của Trung Quốc vừa rồi thì đồng USD một lần nữa lại được khẳng định là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Đề nghị của Trung Quốc như vậy cũng đã gặp phải sự thờ ơ như đề nghị của Iran gần đây. Gần đây, Iran đã đề nghị các nước OPEC sử dụng một số đồng tiền khác ngoài USD để định giá dầu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
Nhưng dù thế nào thì người Trung Quốc cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với đồng USD, rằng nó đang phần nào mất bớt vai trò tiền tệ quốc tế của mình. Ít nhiều nó cũng nêu bật được một thực tế rằng, Trung Quốc và thế giới vẫn có lý do để lo ngại trước nguy cơ đồng USD sụp đổ trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế.
Qua đó, Trung Quốc cũng nhắc nhở thế giới thấy những quan ngại về khả năng thanh toán của Mỹ. Đồng USD sẽ ra sao khi mà các cỗ máy in tiền của Mỹ phải hoạt động hết công suất? Rõ ràng, nguy cơ siêu lạm phát là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu ngay từ giờ nếu không gây sức ép với Mỹ thì lúc đó Trung Quốc sẽ gay go.
Việc Trung Quốc đòi thay đổi đồng USD có lẽ cũng là sự đáp trả mạnh mẽ nhất về vấn đề mà xưa nay Mỹ vẫn hay thúc ép Trung Quốc: vấn đề đồng tiền và tỷ giá. Mỹ vẫn luôn giục Trung Quốc để đồng Nhân dân tệ của mình được biến động tự do hơn thay vì định giá quá thấp để hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc như trước nay. Nay đến lượt Trung Quốc “làm việc nghiêm túc” với Mỹ về vấn đề Mỹ đặc biệt quan tâm. Và khi Trung Quốc đã ra tay về vấn đề này thì Mỹ cũng sẽ không dễ chịu gì. Trung Quốc muốn Mỹ hiểu được sự khó chịu mà Trung Quốc phải chịu lâu nay.
Có lẽ, điều quan trọng nhất mà Trung Quốc muốn thể hiện khi bỗng dưng đòi thay USD bằng đồng tiền mới là họ phải bày tỏ được quan ngại đối với đồng USD, và có thể rộng hơn thế.
- Nhật Vy
,