221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1186012
Thủ tướng Anh: Khủng hoảng thúc đẩy thay đổi
1
Article
null
Thủ tướng Anh: Khủng hoảng thúc đẩy thay đổi
,
 Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn tác động nặng nề đến nước Anh, đã mang tới cho ông Brown một cơ hội làm nổi rõ thông điệp về sự thay đổi của mình. Ông cho rằng trong 10 hay 20 năm nữa, kinh tế thế giới có thể phát triển tốt đẹp hơn trước.

Dưới đây là nội dung một cuộc phỏng vấn giữa Thủ tướng Anh với tạp chí Time. Ông nhấn mạnh "đôi khi khủng hoảng thúc đẩy thay đổi".

Thủ tướng Anh Gordon Brown khẳng định ông luôn hướng về tương lai và tin tưởng nền kinh tế thế giới sẽ phát triển lành mạnh hơn trong 10 - 20 năm tới. (Ảnh Time)

Ngài đã kỳ vọng những gì cho hội nghị thượng đỉnh G20?

Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có tiền lệ. Nhưng sẽ xuất hiện sự hợp tác toàn cầu chưa từng có. Năm 1933, một hội thảo kinh tế thế giới đã diễn ra tại London. Nó được tổ chức nhằm đối phó với những vấn đề của cuộc khủng hoảng cụ thể vào thời điểm đó và nhằm ngăn chặn xu thế hướng tới sự bảo hộ thương mại. Hội nghị đã thất bại hoàn toàn. Hiện tại chúng ta nhận thấy rất nhiều nước mong muốn tham gia vào hàng loạt biện pháp toàn cầu có giúp thoát khỏi cơn suy thoái đang diễn ra.

Hiện có sức ép khá mạnh từ công chúng, đòi  trừng phạt những người chịu trách nhiệm về tình trạng rối loạn này. Ngài cho rằng điều đó quan trọng tới mức nào trong việc khôi phục trách nhiệm giải trình?

Điều tôi nhận thấy thực sự thú vị về phản ứng của công chúng là, những giá trị mà người dân đánh giá quan trọng (ví dụ như làm việc chăm chỉ và chịu trách nhiệm giải trình) là những giá trị không chỉ tồn tại trong một xã hội tốt đẹp mà còn cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh.

Người dân từng cảm thấy rằng chúng ta đã đưa quá trình toàn cầu đồ sộ này vào vận hành, và bằng cách nào đó các nguyên tắc quản lý nó đã khác xa với những nguyên tắc chúng ta đang áp dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên các nguyên tắc tạo ra một cộng đồng thành công hiện cũng cần thiết đối với hệ thống ngân hàng. Chúng ta phải xây dựng hệ thống ngân hàng cho tương lai quanh những nguyên tắc mạnh mẽ hơn về sự giải trình trách nhiệm, tính minh bạch cũng sự liêm chính và việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.

Người Mỹ đã bị sốc trước những gì họ nhìn thấy đang xảy ra ở Phố Wall. Người dân ở Anh đang theo dõi những gì xảy ra với các ngân hàng RBS, HBOS vẫ phẫn nội với những gì họ gọi là hành động vô cùng tắc trách và mạo hiểm thiếu tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, cái mà người dân mong muốn hơn hết là các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính này hoạt động theo những nguyên tắc và giá trị mà họ tin tưởng là quan trọng.

Chúng tôi đang nghe thấy thông tin về những căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu...

Vấn đề lớn ở đây là chúng ta đang trải qua quá trình toàn cầu hóa, đưa 4 tỉ người tụ hội trong nền kinh tế thế giới mà cách đây 10 hay 15 năm mới khoảng 1 tỉ người. Vậy, tất cả đã chứng kiến sự thay đổi lớn lao này diễn ra trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang có một hệ thống tài chính toàn cầu không kèm bất kỳ dạng thức giám sát hiệu quả nào.

Chúng ta hiện đối mặt với các vấn đề năng lượng và thay đổi khí hậu lớn, vốn chỉ có thể được giải quyết ở một cấp độ toàn cầu. Chúng ta cũng có những vấn đề về sự nghèo đói cần một giải pháp quốc tế nào đó. Về những vấn đề vô cùng lớn lao này, chúng ta đều nhất trí rằng thế giới cần phải sát cánh để các dòng chảy tài chính toàn cầu được giám sát theo cách nào đó ngoài các bộ máy điều phối đơn thuần mang tính quốc gia.

Các quốc gia đã đối phó với những cuộc khủng hoảng khác bằng cách giải quyết những vấn đề của đất nước họ. Nhưng chúng ta có thể chỉ vượt qua được cuộc khủng hoảng này thông qua hành động mang tính quốc tế. Trong 20 năm tới, nếu chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này, các bạn sẽ thấy một sự nhảy vọt mới về tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới. Tôi rất tin tưởng về viễn cảnh đó.

Liệu có khó khăn khi chính quyền Obama đang chỉ bắt đầu làm quen với công việc và vận hành?

Các cuộc đối thoại mà chúng ta đã có về nền kinh tế thế giới cho thấy một chính quyền Mỹ đã hoàn toàn tập trung vào các vấn đề này. Nước Mỹ đang lãnh đạo nhiều cuộc tranh luận về cách nền kinh tế toàn cầu nên phản ứng ra sao trong cơn suy thoái hiện tại.

Vậy còn chủ nghĩa bảo hộ thương mại? Chúng ta từng chứng kiến nó trong quá khứ, trong những năm 1930.

Khi tôi phát biểu trước Quốc hội Mỹ (ngày 4/3), tôi đã nói rằng chủ nghĩa bảo hộ thương mại rốt cuộc chẳng bảo vệ ai, vì nếu thương mại sụp đổ thì khi đó sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp suy sụp và nhiều việc làm bị cắt giảm. Các bạn biết đấy, tôi đến từ thị trấn quê hương của nhà kinh tế học, triết học Adam Smith. Thương mại là một cỗ máy sinh ra phần lớn sự tăng trưởng mà chúng ta có được trong vài năm trở lại đây. Tôi tin chủ nghĩa bảo hộ thương mại là con đường dẫn tới sự hủy hoại.

Hiện tồn tại thái độ hoài nghi có thể hiểu được rằng thế giới đang phát triển có thể bị loại ra ngoài mô hình mới.

Tôi đã gặp gỡ một nhóm bày tỏ lo lắng rằng sẽ có thêm 250.000 trẻ em chết vì hậu quả của cuộc khủng hoảng này và rằng sẽ có thêm nhiều trẻ em bị đẩy vào tình cảnh nghèo đói. Chúng ta phải tham gia vào các cam kết của G20 về việc hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trong cơn suy thoái hiện tại. Cuộc khủng hoảng này đã không bắt đầu từ châu Phi nhưng chúng ta phải đảm bảo rằng nó không gây tổn hại tới những người dân nghèo đói nhất.

Vậy tại sao ngài nghĩ ngài có thể thành công?

Đôi khi chính khủng hoảng thúc đẩy thay đổi. Thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng này sẽ không còn như trước. Hệ thống ngân hàng sẽ dựa vào những nguyên tắc hoạt động lành mạnh hơn. Các nước sẽ sẵn sàng hợp tác nhiều hơn không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà còn cả về những vấn đề khác. Tôi tin những người luôn hướng về tương lai (trong đó có tôi) sẽ nhận thấy rằng các nền kinh tế của chúng ta có thể được xây dựng như những nền kinh tế có khí thải carbon thấp và lao động tay nghề cao. Cơ hội đó rất lớn trong 10 hay 20 năm nữa.

  • Thanh Bình (Theo Time)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,