221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1184364
Thước đo thành công của G20
1
Article
null
Thước đo thành công của G20
,

Thước đo thành công của một hội nghị là số lượng người tham dự, những người tuyên bố có phần trong kết quả cuộc họp. Và với thước đo đó, hội nghị thượng đỉnh G20 tại London là một thành công lớn, với một số nước tìm cách chia sẻ vinh quang.

TT Mỹ phát biểu tại phiên kết thúc hội nghị  (Ảnh AP)
"Đó là ngày mà thế giới tụ họp để chiến đấu chống lại suy thoái toàn cầu, không phải bằng lời mà bằng một kế hoạch khôi phục và cải tổ thế giới, bằng một lịch trình rõ ràng để thực hiện", Thủ tướng Anh Gordon Brown, lãnh đạo nước chủ nhà tổ chức hội nghị nói.

Nói về thoả thuận thắt chặt hơn nữa các quy định về thể chế và thị trường tài chính, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã khuếch trương vai trò của ông trong việc vận động cho những biện pháp này. "Đó là những người bạn Anglo-Saxon đã đồng ý về tất cả những thứ đại diện cho sự phát triển. Trong những giờ phút căng thẳng, chúng ta chưa bao giờ nghĩ có thể đạt được thoả thuận to lớn như vậy", người đứng đầu nước Pháp tuyên bố.

Đúng như các quan chức Mỹ nói, người anh hùng thực sự của thời khắc quan trọng, người đã chứng tỏ được dũng khí tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của mình: đó là Tổng thống Obama.

Điểm bất đồng còn lại của hội nghị, đe doạ làm chệch hướng nhất trí vào phút cuối là thiên đường thuế (những nơi đánh thuế thấp hoặc miễn thuế). Tổng thống Sarkozy quả quyết rằng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nên công khai ngay lập tức danh sách những thiên đường thuế, nơi từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nước ngoài, như một phần của việc phá những nơi như vậy.

Trung Quốc, không phải là thành viên của OECD, đã trì hoãn việc này vì sợ trong danh sách thiên đường thuế sẽ có cả Macau và Hongkong. Tổng thống Mỹ đã kéo người đồng nhiệm Pháp qua một bên, tiếp đó là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và cuối cùng tất cả tiến hành một cuộc họp riêng. "Nếu Obama không làm như vậy, chúng ta vẫn ở nguyên đó", một quan chức Nhà Trắng nhận xét sau khi thông cáo được đưa ra một cách an toàn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tỏ ra hài lòng với kết luận của hội nghị - vốn không chỉ đưa ra thông cáo gồm 6 điểm mà còn có cả 2 phụ lục chi tiết về việc quy chế thắt chặt sẽ được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để dẫn tới thành công sẽ là các biện pháp được thực thi như thế nào, Thủ tướng Merkel tuyên bố tại buổi họp báo. "Đó là lý do tại sao tôi vui mừng rằng chúng ta đồng ý tiến hành một cuộc họp G20 khác để xem xét những tiến bộ". Ngày giờ và địa điểm cho hội nghị G20 lần tới vẫn chưa được ấn định.

Đó là kiểu đặc trưng cho cách tiếp cận dè dặt của lãnh đạo Đức và cũng là điểm gợi nhắc rằng thành công chính trị của hội nghị - sự thật là các lãnh đạo có thể trở về nước và nói với các công dân của họ rằng họ đã hoàn thành tốt vai trò - không nên bị nhầm lẫn với tác động thực tế của nó.

Vậy, điểm mấu chốt mà họ đi tới nhất trí là gì, và họ thực hiện nó ra sao? Các nhà lãnh đạo đã sắp xếp gọn ghẽ điểm bất đồng lớn nhất từ trước khi hội nghị diễn ra: Liệu có nên tăng cường các gói kích thích kinh tế. Thay vào đó, G20 tập trung vào hai lĩnh vực chính: tiền cho các tổ chức quốc tế để giúp những nền kinh tế nghèo hoặc đang vật lộn để đứng vững khi khủng hoảng xảy ra và thị trường tài chính với các quy định chặt chẽ hơn.

Quỹ tiền tệ quốc tế là phía được lợi lớn nhất từ những biện pháp đầu tiên. Khoản dự trữ 250 tỷ USD sẽ tăng gấp 3 để họ có thể giúp đỡ các nước gặp khó khăn thuộc nhóm đang phát triển, và những nước khác như Mexico một cách tốt hơn. Mexico lo ngại nền kinh tế nước này sẽ bị cuốn trôi trong sự rối loạn của toàn cầu dù đó không phải là lỗi của chính họ.

Các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý bổ sung thêm 250 tỷ USD để đảm bảo cho tín dụng xuất khẩu và các khoản tài chính thương mại khác, vốn đã cạn kiệt trong vài tháng qua và dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong thương mại toàn cầu. Quy mô của những gói khác, cộng cả thoả thuận về khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và những tổ chức cho vay đa phương khác, đã được đại diện các nước đang phát triển, gồm cả Ấn Độ, hoan nghênh nhiệt liệt. Tổng thống Ấn Độ Manmohan Singh nói: "Tôi sẽ về nước với sự hài lòng".

G20 cũng đạt được những quyết định quan trọng khác liên quan tới những quy định tài chính và hành xử doanh nghiệp, lĩnh vực mà Pháp và Đức đề xướng như luôn bị những nước khác chống lại. Theo thoả thuận, các quỹ đầu tư mạo hiểm và những tay chơi ở  thị trường tài chính sẽ phải chịu sự giám sát lớn hơn. "Chúng tôi sẽ bắt đầu dẹp những nhà kinh doanh thiếu thiện chí trên thị trường toàn cầu", Thủ tướng Australia Kevin Rudd nói.

Vấn đề thiên đường thuế gần như đã phủ bóng lên hội nghị và điều đó có nghĩa là những nơi không tuân thủ quy định quốc tế về trao đổi thông tin sẽ bị nêu tên công khai và bị xấu hổ. 

Một vấn đề dân tuý được trình bày có thể làm cho những thành viên dự hội nghị có cái để đem về nước: tiền trả cho những quan chức công ty. Lãnh đạo các nước đã nhận được nhiều gợi ý của các chuyên gia tài chính, giúp cho họ kiểm soát chặt hơn các khoản thưởng, bồi thường và ràng buộc họ với những hoạt động lâu dài. Nói cách khác, sẽ có một thứ gì đó cho tất cả mọi người. Thủ tướng Australia kết luận, và được nhiều đại biểu khác hưởng ứng, như sau: "Trước mắt, mọi người nói sẽ có sự chia rẽ nhưng trên thực tế đã có một hướng đi mới nhằm có được những hành động, cam kết và lịch trình thực tế". Hoặc như Obama nói: "Tôi cho rằng chúng ta đã làm tốt".

  • Nguyễn (Theo Time)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;