221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1182982
Thế giới mong đợi gì từ hội nghị G20?
1
Article
null
Thế giới mong đợi gì từ hội nghị G20?
,

Hội nghị thượng đỉnh G20 với sự tham gia của những nền kinh tế phát triển và đang phát triển khai mạc vào 2/4 tới sẽ thảo luận cách đưa kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, cải cách những quy định của hệ thống tài chính. Mỗi quốc gia lại có mong đợi khác nhau về hội nghị này.

Biểu tình phản đối hội nghị G20 (Ảnh: Reuters)

Nga

Nga đang háo hức chờ đợi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vì dịp này, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đứng đầu nước Nga Dmitry Medvedev sẽ có cuộc gặp đầu tiên.

Cuộc chạm trán giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ diễn ra vào 1/4, một ngày trước khi hội nghị G20 khai mạc, được coi là dấu hiệu thực tế cho thấy bước khởi đầu của một kỷ nguyên mới, có cải thiện một chút trong quan hệ hai nước. Dưới thời người tiền nhiệm của họ, George Bush và Vladimir Putin, quan hệ Mỹ và Nga tụt xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh.

Các quan chức Nga thừa nhận rằng, Obama không trao cho Moscow mọi thứ mà nước này mong muốn. Một danh sách dài những yêu cầu gồm: ngừng mở rộng NATO, huỷ bỏ lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu và một hiệp ước cắt giảm vũ khí mới là thứ mà Moscow đưa ra.

Trong chương trình nghị sự G20, Nga sẽ đứng về phía Đức và những nước châu Âu khác đang phản đối kế hoạch đưa thế giới khỏi suy thoái bằng cách chi tiêu nhiều hơn của Anh và Mỹ. Nga ủng hộ lời kêu gọi của Thủ tướng Đức Angela Merkel về những quy định thị trường thay vì một kế hoạch kích thích có phối hợp.

Moscow cũng ủng hộ ý tưởng tạo nên một loại tiền dự trữ toàn cầu mới, song song với đồng đôla của Trung Quốc, ý tưởng mà EU phản đối. Do sự suy yếu của nền kinh tế đang bị khủng hoảng tác động, nên ông chủ mới của Kremlin dường như không ở trong thế có thể áp đặt ý định của mình lên người khác được.

Brazil

Hội nghị thượng đỉnh G20 đã bị đã bị đẩy khỏi trang nhất các tờ báo của Brazil.

Thay vì thảo luận về sự khủng hoảng của kinh tế toàn cầu và những rắc rối của IMF, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ hiện đang cân nhắc những vấn đề trong nước: đó là cuộc chiến chống thuốc phiện dài 4 ngày ở Rio de Janeiro, khóa tập huấn của đội tuyển bóng đá quốc gia và chiến dịch mới nhất của cảnh sát liên bang nhằm phá âm mưu tham nhũng hàng tỷ USD. Trên taxi, các cửa hàng ăn và ngoài phố, các cuộc trò chuyện đều nói về những vụ đấu súng, lại quả thay vì bảo hộ.

Những nhận xét của Bộ trưởng kinh doanh, doanh nghiệp và cải tổ quy định Anh - Lord Mandelson về kinh tế Brazil đã trở thành đầu mục trên các báo ở nước này hồi đầu tháng khi ông tới thăm Sao Paulo. "Tình hình ở Brazil không nghiêm trọng như một số quốc gia khác", ông Mandelson phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp tại thủ phủ kinh tế của Brazil là Sao Paulo. Ông đã lặp lại những câu nói từng bị chỉ trích nhiều của Tổng thống Brazil Lula da Silva hồi năm ngoái rằng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tại Brazil sẽ là không đáng kể.

Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp giảm gần 19% vào tháng 12/2008 và có tới 700.000 việc làm bị cắt giảm trong thời gian từ tháng 11/2008 tới tháng 2/2009, khiến không phải người dân Brazil nào cũng tin vào những gì người đứng đầu đất nước nói.

Pháp

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa Pháp trở lại với sự ngờ vực từ xưa của nước này đối với thị trường tự do, toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản, những ông chủ có nhiều đặc quyền đặc lợi. Mô hình Pháp về một xã hội được bảo hộ cao, các ngân hàng dè dặt và dân chúng luôn hoài nghi với thẻ tín dụng không giúp Pháp thoát khỏi khủng hoảng nhưng họ không phải chứng kiến cảnh ngân hàng sụp đổ như ở Anh hay Ireland.

Khi Tổng thống Nicolas Sarkozy tới hội nghị G20, đòi hỏi lớn nhất của nhà lãnh đạo này sẽ là: cần phải có những quy định quốc tế lớn hơn để kiểm soát chủ nghĩa tư bản vô độ. Người đứng đầu nước Pháp không muốn các gói kích thích mà muốn một chủ nghĩa tư bản "đạo đức" hơn. Điều này là vô cùng quan trọng với người dân Pháp, nơi tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với những cuộc đình công, biểu tình đường phố đã lên tới mức kỷ lục trong thời khủng hoảng.

Gael Sliman, Giám đốc công ty chuyên về thăm dò dư luận BVA nói, công chúng Pháp đã không còn kỳ vọng vào các chính trị gia quốc tế hay những hội nghị như G20 nhưng nếu có những sáng kiến mạnh mẽ về các quy định thì dư luận sẽ có phản ứng tốt. "Tôi sẽ không gắn mình với một hội nghị thượng đỉnh thế giới, hội nghị mà sẽ quyết định là không quyết định gì cả", Tổng thống Sarkozy cảnh báo.

Afghanistan

Là nước đang gặp nhiều vấn đề lớn, Afghanistan là một trong những quốc gia sẽ không lo lắng mong chờ kết quả hội nghị G20.

Afghanistan được miễn dịch không chỉ với tác động của khủng hoảng kinh tế mà còn đang được hưởng những điều kiện thuận lợi khi mà Mỹ và các nước đồng minh của nước này đổ thêm nhiều tiền, binh sĩ và nguồn lực vào đây. Khi tình hình ở Afghanistan cứ đều đều xấu đi thì vấn đề tài chính lại được cải thiện, cam kết viện trợ của nước ngoài tăng dần từng năm.

Trong vài tháng tới, chính phủ ở Kabul sẽ tiến hành hàng loạt hội thảo quốc tế chuyên đề cập tới những cuộc khủng hoảng ở Afghanistan.

Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc không đưa lên trang nhất những thông tin về hội nghị thượng đỉnh G20 nhưng tầng lớp quan quyền ở nước này lại thảo luận về ý nghĩa của cuộc họp.

Một số người cho rằng hội nghị G20 vào ngày 2/4 sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới của trật tự tài chính quốc tế. Trung Quốc và những quốc gia đang lên khác đang đòi cải tổ kiến trúc toàn cầu, điều này được cho là dễ hiểu vì nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện có tiếng nói không được mạnh lắm tại IMF.

Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc gần đây nói, nước này đang tích cực xem xét mua trái phiếu mới của IMF và việc này khiến nhiều người cho rằng sự đóng góp lớn hơn sẽ dẫn tới những ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, Mumu, một nhà bình luận của Thời báo chứng khoán nhận xét: "Khó có thể tin được là Mỹ sẽ sẵn sàng trao lại quyền lãnh đạo".

Wu Xiaoling, một Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc nhận xét: "Khó có thể đạt được một thoả thuận chắc chắn nào ở hội nghị G20. Chúng tôi không đặt nhiều hy vọng vào hội nghị này". Bà Wu lập luận, mục đích thực sự của hội nghị chỉ mang tính tượng trưng, đó là các nhà lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau giải quyết khủng hoảng.

Kenya

Trong khi đối với hầu hết người dân châu Phi, hội nghị G20 hầu như chả có ý nghĩa gì thì các lãnh đạo của họ lại theo sát những sự kiện diễn ra ở London. Tại một cuộc gặp với Thủ tướng Anh Gordon Brown vào tuần trước, 20 bộ trưởng và thủ tướng ở châu lục đen đã đề xuất khu vực này nên được cấp tới 50 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Họ bày tỏ lo ngại viện trợ phát triển của nước ngoài cho khu vực này sẽ bị giảm.

Ấn Độ

Thông tin về hội nghị G20 đã trở thành tiêu đề của các báo Ấn Độ nhưng hầu như chỉ vì những tranh chấp liên quan tới châu Âu, Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ, với nền kinh tế hướng theo các nhu cầu trong nước, bị ảnh hưởng ít hơn so với những quốc gia lớn khác trong khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nước này muốn có tiếng nói lớn hơn ở IMF và WB và hy vọng được cấp nhiều tiền hơn cho các chi tiêu về cơ sở hạ tầng nhưng những yêu cầu như vậy thường bị từ chối tại các hội nghị G20 mà Ấn Độ có tham dự.

Tin tức lớn nhất liên quan tới G20 mà người Ấn Độ chú ý là cuộc gặp giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Barack Obama vào 2/4 tới và chiến lược của Mỹ với Pakistan sẽ được thảo luận.

Iran

Do nền kinh tế của Iran hầu như tách rời với hệ thống tài chính toàn cầu, nên nước này hầu như tránh được phần lớn những cú sốc sẽ được thảo luận tại hội nghị G20. Lãnh đạo nước này gần như không thể che giấu được sự vui mừng trước cảnh các nền kinh tế ở phương Tây đang rơi tự do.

Mỹ

Nhiều người Mỹ sẽ chỉ biết thông tin về hội nghị G20 khi nhìn thấy trên truyền hình cảnh Tổng thống Obama tới London. Các chuyên gia cố vấn của Washington đã tổ chức những cuộc họp báo sau khi các nghị sĩ duyệt trước chuyến thăm của Obama tới châu Âu nhưng sự bận rộn này không được báo giới Mỹ chia sẻ. Báo đài, truyền hình và các trang web ở Mỹ chỉ tập trung vào những tác động của suy thoái với kinh tế trong nước thay vì ở mức độ thế giới.

Kỳ vọng của Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ với hội nghị G20 là khá thấp do có rạn nứt trong chính sách của Obama với những nước như Pháp và Đức.

  • Hoài Linh (Theo Guardian)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;