221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1182456
Bush và Obama - Tuy hai mà một?
1
Article
null
Bush và Obama - Tuy hai mà một?
,
Chính sách mới về Afghanistan của Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là có nhiều điểm tương đồng với chiến lược tăng viện quân mà người tiền nhiệm George W. Bush đã áp dụng ở Iraq.  

Các binh sĩ thuộc sư đoàn Pháo dã chiến 1-6 của Mỹ đang làm nhiệm vụ tại một ngôi làng ở Mangow, Afghanistan. (Ảnh: Getty Images)

James Dobbins, phái viên đầu tiên của Tổng thống Bush tại Afghanistan cho rằng, kế hoạch của Obama ở Afghanistan thực chất là "một sự mở rộng quy mô lớn nơi mà chính quyền Bush đã hướng tới trong những năm tháng cuối cùng tại nhiệm, kết hợp với một số cải tiến và bổ sung".


Cũng giống như ông Bush, Tổng thống Obama dự định sẽ điều thêm binh lính tới Afghanistan để trấn áp quân nổi dậy. Nếu đem so sánh, 17.000 quân mà Obama thông báo sẽ tăng cường tới Afghanistan cộng với 4.000 chuyên gia và nhân viên tới tham gia công tác huấn luyện ở quốc gia Nam Á này là ngang bằng với số lính được Tổng thống Bush chi viện thêm cho chiến dịch "sóng cồn" ở Iraq.

TIN LIÊN QUAN
 

Tuy nhiên, sự tương đồng không dừng lại ở đó.

Tổng thống Bush đã thực hiện chiến lược "sóng cồn" kết hợp với một nỗ lực nhằm tận dụng những mối bất đồng giữa al-Qaeda và các đồng minh Iraq của tổ chức này; kết quả là, trước các cam kết về tiền hoặc quyền lực chính trị, phần lớn quân nổi dậy người Sunni bị thuyết phục ngừng tấn công lính Mỹ và chĩa súng về phía những chiến binh tử vì đạo.

Cũng như vậy, ông chủ Nhà Trắng hôm nay hy vọng sẽ đưa được một "vật chèn" vào giữa một bên là các thủ lĩnh Taliban và al-Qaeda "không thỏa hiệp" với một bên là những tay súng "dễ siêu lòng hơn", những người có thể đồng ý ký kết một thỏa thuận với quân đội phương Tây hoặc Chính phủ Afghanistan.

Trong khi ông Bush thúc ép người Iraq đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc chiến chống quân nổi dậy và tích cực cải thiện bộ máy điều hành, Obama muốn người Afghanistan và Pakistan phải gánh vác thêm nữa nghĩa vụ về an ninh và ngăn chặn tình trạng tham nhũng có hệ thống đang hoành hành ở những nước này.

Giống như người tiền nhiệm, Obama nói rằng, ông sẽ đánh giá năng lực của họ dựa trên "những tiêu chuẩn" mà chính quyền Washington sẽ đặt ra. (Obama không nêu cụ thể những điểm chuẩn đó là gì, và sau đó các trợ tá của ông còn nói rằng các mục tiêu là linh hoạt - một sự đề phòng khôn ngoan, bởi họ hiểu rõ rằng chính quyền tiền nhiệm "ngượng" tới mức độ nào khi Chính phủ Iraq không đáp ứng được các mục tiêu mà ông Bush đã công khai nêu ra).

Điểm cuối cùng, mặc dầu khẳng định rằng bất cứ một kế hoạch nào về Afghanistan cũng đều phải bao gồm một chiến lược rút khỏi đất nước này, ông chủ mới của Nhà Trắng vẫn tránh né việc nêu tên cụ thể kế hoạch đó - chẳng khác gì ông Bush khi nói về Iraq.

Tổng thống Mỹ Barack Obama khi thông báo chiến lược mới về Pakistan và Afghanistan ở Washington hôm 27/3. (Ảnh: AP)

Những điểm cách tân

Tuy nhiên, trong chiến lược mới về Afghanistan, Tổng thống Obama đã có một số cải tiến quan trọng.

Theo đánh giá của Dobbins, Giám đốc Trung tâm Quốc phòng và An ninh quốc tế của RAND Corporation, Obama rất khôn khéo khi "đưa Afghanistan và Pakistan vào cùng một vấn đề có liên quan với nhau", điều mà Tổng thống Bush chưa bao giờ thực hiện.

Bên cạnh đó, việc điều động 4.000 người mới sang giúp huấn luyện các lực lượng Afghanistan cũng là một mệnh lệnh sáng suốt, theo Peter Bergen thuộc New America Foundation, bởi "quân đội Afghanistan đã quá yếu kém trong một thời gian quá dài".

Obama cũng được cả hai đảng ở Đồi Capitol hoan nghênh khi phê chuẩn dự luật Kerry-Lugar, tăng nguồn tài chính phi quân sự cho Pakistan (tới 1,5 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm) và thực thi thêm nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt đối với viện trợ quân sự cho Islabamad.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ khi chỉ ra rằng, các vùng mà Pakistan cần chi tiêu dân sự nhiều nhất lại chính là những nơi mà al-Qaeda, Taliban và các phong trào nổi dậy khác có ảnh hưởng lớn hơn chính phủ.

Hiện có nhiều lo ngại rằng nhiều phần viện trợ của Mỹ có thể rơi vào túi của chính những kẻ mà Washington cần phải đánh bại. Theo Bergen: "Bạn chi tiền như thế nào giữa một phong trào nổi loạn như vậy? Bạn sẽ cấp tiền cho ai mà không bị phản tác dụng?".

Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về loại "tiêu chuẩn" nào có thể được áp dụng để làm thước thành công cho kế hoạch Obama. Matthew Leavitt - một chuyên gia tình báo và chống khủng bố tại Viện Chính sách Cận Đông ở Washington - nhận định, sẽ dễ dàng đánh giá tiến bộ ở Afghanistan hơn so với ở Pakistan.

"Ở Afghanistan, bạn có thể xác định được mức độ tiến bộ - có bao nhiêu cảnh sát được đào tạo, bao nhiêu chiến dịch mà họ đã tiến hành, bao nhiêu người mà họ đã bắt được. Nhưng điều đó sẽ khó hơn ở Pakistan".

Lính Mỹ tuần tra ở vùng biên giới Afghanistan - Pakistan. (Ảnh: AFP)

"Thiếu nguồn lực"

Trong bất cứ trường hợp nào, sẽ mất nhiều năm để một số điểm đổi mới trong kế hoạch của Obama cho kết quả. Trong khi đó, cuộc chiến vẫn còn đó để tiếp tục. Bất kỳ ai trông chờ ở Tổng thống Mỹ một chiến lược quân sự mới rõ ràng chắc hẳn sẽ phải thất vọng.

"Tôi không cho rằng có điều gì đó trong bài phát biểu mà vài năm sau chúng ta nhìn lại và coi đó là bước ngoặt trong cách thức chúng ta chiến đấu chống quân nổi dậy", theo Jason Campbell, một chuyên gia về Afghanistan tại Viện Brookings.

Nói tóm lại, đó là bởi vì Obama không có các nguồn lực cho một cú huých quân sự ngoạn mục. Stephen Biddle, một chuyên gia quốc phòng tại Hội đồng Các quan hệ đối ngoại dự đoán, nếu tình hình ở Iraq diễn biến yên ổn hơn, Obama sẽ có thể điều động thêm quân từ nước này sang Afghanistan.

Campbell và Biddle đều cho rằng, thậm chí với 21.000 quân bổ sung như Obama cam kết, Tướng David McKiernan - chỉ huy lực lượng Mỹ và NATO ở Afghanistan - sẽ không có đủ sức mạnh để đánh bại quân nổi dậy. Trước khi nhận thêm quân tăng viện từ Iraq, McKiernan sẽ vẫn phải áp dụng chiến lược "inkblot" - bảo vệ từng phần nhỏ của đất nước này và hy vọng mở rộng an ninh sang các khu vực lân cận.

McKiernan "nhiều khả năng sẽ áp dụng các kỹ thuật chống quân nổi dậy kinh điển mà chúng ta chứng kiến ở Iraq năm 2007 - bảo vệ dân chúng, dàn quân ở những khu vực rải rác nhỏ lẻ, sử dụng tối thiểu hỏa lực", theo nhận định của Biddle. Nhưng ngay cả một cách bố trí quân sự cẩn trọng cũng "chắc chắn dẫn tới tỷ lệ thương vong cao hơn".

  • Thanh Hảo (Theo Time)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,