221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1182346
Obama khuấy động lo lắng ở châu Âu
1
Article
null
Obama khuấy động lo lắng ở châu Âu
,

Sự nhiệt tình chào đón Barack Obama sau bầu cử năm ngoái đã nhạt dần ở một số thành phố lớn của châu Âu và thay vào đó là lo ngại về các chính sách kinh tế mới cũng như lập trường mềm dẻo hơn với Nga của Tổng thống Mỹ.

TT Mỹ Obama (Ảnh Reuters)

Trước thềm chuyến thăm châu Âu đầu tiên của Tổng thống Obama, các quan chức ở Berlin, Paris, London và nhiều nơi khác đã hoan nghênh quyết định đóng cửa nhà tù Guantanamo, theo đuổi đối thoại với Iran và tái cân bằng chính sách Afghanistan. Châu Âu cũng hy vọng phối hợp chặt chẽ với Obama hơn so với thời George W.Bush về những vấn đề như thay đổi khí hậu. Lời kêu gọi nhóm họp tại Washington vào tháng tới để chuẩn bị cho một hiệp ước của LHQ về tình trạng nóng lên của toàn cầu của Obama sẽ củng cố quan điểm này.

Tuy nhiên, ngay trong những tháng đầu Obama nắm quyền, lo lắng đã dấy lên ở một số khu vực tại châu Âu, đặc biệt là ở Berlin và các thành phố Đông Âu. Các quan chức hàng đầu của Đức đã công khai bày tỏ lo lắng về trận lụt nợ nần của Mỹ mà Washington sẽ công bố nhằm cấp tiền cho gói kích thích trị giá 787 tỷ USD của Obama. Họ cũng bất bình trước việc một số thành viên trong nhóm của Obama kêu gọi châu Âu chi tiêu nhiều hơn để giúp đỡ cho chính nền kinh tế Mỹ.

Dù Obama đã mềm dẻo hơn khi đề cập tới vấn đề "mua hàng Mỹ" trong gói kích thích kinh tế nhưng lo ngại không hoàn toàn biến mất vì Washington vẫn có thể dùng biện pháp bảo hộ khi kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu vào tuần trước, Thủ tướng Czech Mirek Topolanek, đương kim chủ tịch luân phiên của EU, đã mô tả việc chi tiêu của Mỹ là đường dẫn tới địa ngục.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tìm kiếm sự tái bảo đảm của Obama ở hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào 2/4 tới. Theo đó, người đứng đầu nước Mỹ sẽ kháng cự sức ép trong nước về việc thành lập những rào cản thương mại mới và kiểm soát thâm hụt đang phình to một khi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, Prague và nhiều nước láng giềng phía đông của họ đang có mối quan tâm lớn hơn, đó là Obama cam kết điều chỉnh lại quan hệ với Moscow và tái xem xét chính sách triển khai các phần của lá chắn tên lửa ở trung Âu.

Một quan chức cấp cao của Prague gần đây đã ví lập trường của Obama đối với Nga giống như những gì diễn ra với John F.Kennedy năm 1961 khi ông gặp lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev tại Vienna. Khi đó, vị Tổng thống Mỹ trẻ tuổi được cho là đã bị nhà lãnh đạo Xô Viết rao giảng và bắt nạt.

Thậm chí là ở Đức, nhiều quan chức chính quyền cũng tỏ ra ngạc nhiên khi Obama không đáp trả mạnh mẽ hơn khi Moscow giữ lập trường cứng rắn về vấn đề Grudia và việc nước này tuyên bố sẽ tái vũ trang quân đội để chống NATO mở rộng dọc biên giới nước này.

"Chính quyền Obama cần bàn bạc với các nước thành viên trung và đông Âu của EU về chính sách của Nga", Eckart von Klaeden, một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc đảng của Thủ tướng Angela Merkel nói.

Châu Âu cũng đang lo ngại họ không còn là mối ưu tiên hàng đầu với chính quyền Obama như những gì từng có trong nhiệm kỳ II của Bush. Thủ tướng Anh Gordon Brown là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên tới thăm Obama tại Washington nhưng cuộc gặp giữa hai bên diễn ra ngắn và thiếu đi bữa tiệc tối chính thức, và hành động này được truyền thông Anh coi là sự sỉ nhục.

Trước đây, Thủ tướng Đức Merkel thường bàn bạc công việc với ông Bush qua video nhưng hiện giờ bà phải chờ tới 2 tháng để có được 40 phút trò chuyện với Obama. Các cố vấn của nhà lãnh đạo Đức còn nói, họ đã cố dàn xếp với Mỹ về thời điểm Thủ tướng Merkel tới thăm Washington nhưng không nhận được phản hồi.

Chuyến công du của người đứng đầu chính phủ Đức không thể diễn ra và ngày thăm cũng không được ấn định dẫn tới việc một số người ở Berlin đoán rằng Obama có thể trừng phạt bà Merkel vì từ chối không cho ông này diễn thuyết ở cổng Brandenburg hồi mùa hè năm ngoái khi chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ diễn ra.

  • Hoài Linh (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,