221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1177188
Châu Phi "oằn mình" gánh hậu quả "đầu tư" của TQ
1
Article
null
Châu Phi 'oằn mình' gánh hậu quả 'đầu tư' của TQ
,
 

Nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại trước những tác động từ sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Phi đối với môi trường, điều kiện lao động, chất lượng sản phẩm và sức chịu đựng gánh nặng nợ nần của lục địa đen.

 

Các công nhân dầu mỏ Trung Quốc và các đối tác người Chad bắt tay nhau tại một địa điểm khoan dò ở miền nam Chad trước khi lên máy bay tới thủ đô Ndjamena. (Ảnh: NY Times)

Trung Quốc và châu Phi đã nhanh chóng mở rộng các mối quan hệ cả về kinh tế và chính trị, kể từ khi toàn thế giới bước sang thế kỷ mới.

Trung Quốc - công xưởng của thế giới - đang cố gắng tiếp cận các tài nguyên châu Phi mà họ thiếu thốn ở trong nước. Bên cạnh đó, lục địa đen cũng là một thị trường hấp dẫn các công ty Trung Quốc vốn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn ở nội địa.

Chiến lược của Trung Quốc là tiếp cận các nguồn lực mà lâu nay chưa được khai thác và trong mắt của các hãng phương Tây, chúng quá nhỏ, quá hẻo lánh hoặc nguy hiểm về mặt chính trị. Chiến lược đó đòi hỏi một sự đầu tư rộng khắp vào lĩnh vực khai mỏ, thăm dò dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ như đường ống dẫn dầu, đường bộ, đường sắt, các nhà máy điện...

Sự vươn rộng của Trung Quốc tới châu Phi được tiến hành bởi hàng nghìn doanh nhân, một số tập đoàn nhà nước cùng nhiều công ty thuộc sở hữu của chính quyền các tỉnh thành.

Trong khi một số lượng nhỏ doanh nghiệp tư nhân chiếm ưu thế trong đầu tư vào thương mại và sản xuất, thì các công ty nhà nước thường đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và khai khoáng.

Trong những gói đầu tư kết hợp, các thể chế và các công ty nhà nước hợp tác chặt chẽ với nhau. Chính phủ Trung Quốc không trực tiếp can thiệp vào quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước nhưng giúp đỡ và khích lệ họ bằng hình thức hỗ trợ tài chính và ngoại giao.

Ngân hàng China Exim Bank là một nguồn cung cấp tài chính chủ chốt cho các dự án ở châu Phi của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Hồi tháng 5/2007, China Exim Bank cam kết sẽ trao cho châu Phi các khoản vay xấp xỉ 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Trong khi đó, năm 2006, Ngân hàng Thế giới phê chuẩn các dự án trị giá 4,8 tỷ USD cho châu Phi.

Những tác động môi trường

Các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi trong những năm gần đây. Là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc có thể cung cấp kinh nghiệm và nhiều loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu xã hội ở châu Phi hơn hẳn so với những lời khuyên và sản phẩm từ những nước công nghiệp hóa.

Chẳng hạn, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về các loại công nghệ năng lượng tái chế, cần thiết cho quá trình điện khí hóa nông thôn ở châu Phi.

Đầu tư và hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc rẻ hơn các sản phẩm của phương Tây. Cuối cùng, các khoản cho vay và dòng viện trợ của Trung Quốc cho phép nhiều chính phủ ở châu Phi không "đụng" phải các điều kiện chính sách kinh tế của các thể chế tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, trọng tâm then chốt trong chiến lược châu Phi của Trung Quốc không phải là xuất khẩu những công nghệ thích hợp mà là tiếp cận các nguyên liệu thô.

Người Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận các tài nguyên châu Phi mà họ thiếu thốn ở trong nước. (Ảnh NY Times)


Nhiều nhà quan sát đã bày tỏ lo ngại trước những tác động từ sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Phi, về vấn đề quản lý, môi trường, việc làm cho người địa phương, điều kiện lao động, chất lượng sản phẩm và sức chịu đựng gánh nặng nợ nần của lục địa này.

Có 4 nguyên nhân dẫn đến những lo lắng này:

- Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm về môi trường, chẳng hạn như thăm dò khí đốt, khai mỏ, khai thác gỗ và thuỷ điện, cùng các dự án cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt và đường điện.

- Trong khi đầu tư vào các lĩnh vực khai mỏ, dầu khí, thuỷ điện và gỗ, nhìn chung, chứa đựng nhiều nguy cơ cao về môi trường, chiến lược làm cho những nguồn tài nguyên khó tiếp cận này trở thành dễ tiếp cận lại càng làm cho chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các nhà đầu tư Trung Quốc hiện đang phát triển dự án ở những khu vực hẻo lánh, dễ bị tổn thương về mặt sinh thái, những vùng mà lâu nay vẫn được bảo vệ như công viên quốc gia và ở những quốc gia có cơ cấu quản lý yếu kém.

- Các chính sách trong nước của Trung Quốc ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn so với bảo vệ môi trường đã để lại nhiều hệ quả xấu.

Chính phủ nước này đã áp dụng nhiều điều luật, quy định và thể chế để bảo vệ môi trường nhưng chỉ đạt được rất ít thành công. Và Trung Quốc có nguy cơ xuất khẩu "thành tích" về môi trường của họ ra nhiều khu vực khác của thế giới thông qua chiến lược đầu tư nước ngoài của mình.

- Từ những năm 1990, các thể chế tài chính quốc tế đã thông qua các hướng dẫn và tiêu chuẩn để giải quyết những tác động về môi trường từ các dự án của họ. Trong khi đó, các nhà đầu tư, nhà tài chính và nhà cung cấp thiết bị quan trọng của Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận các tiêu chuẩn này, hoặc đã phát triển các chính sách mà không thực sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Một số ví dụ điển hình cho thấy nguy cơ từ các khoản đầu tư của Trung Quốc đối với môi trường ở châu Phi.

Tại Sudan, China Exim Bank đã cấp tiền cho dự án đập Merowe trên sông Nile. Việc xây dựng hồ chứa cho đập này đòi hỏi di dời 55.000 người dân khỏi thung lũng Nile tới các vùng đất sa mạc khô cằn. Trong khi đó, đánh giá tác động môi trường bề mặt của dự án này chưa bao giờ được Bộ Môi trường Sudan thông qua.

Còn tại Gabon, tập đoàn Sinopec đã tiến hành khai thác dầu tại Công viên quốc gia Loango cho đến khi cơ quan phụ trách công viên này ra lệnh cho Sinopec ngừng khai thác vào tháng 9/2006. Các nhóm bảo tồn đã chỉ ra rằng, việc thăm dò dầu khí đã đe dọa đến nhiều loài động thực vật quý hiếm và nghiên cứu tác động của môi trường đã không được Bộ Môi trường Gabon phê chuẩn.

Con đập Kongou của Trung Quốc, được dự định để cấp điện cho dự án quặng sắt Belinga ở Gabon, có thể tác động tiêu cực đến những khu rừng ở Công viên quốc gia Ivindo. Đập Bui của Sinohydro, một dự án được China Exim Bank cấp tiền, sẽ gây lụt lội một phần tư diện tích Công viên Quốc gia Bui ở Ghana.

Đập Lower Kafue Gorge, một dự án Sinhoydro do China Exim Bank chi tiền ở Zambia, sẽ tăng thêm áp lực lên khu vực sinh thái Kafue Flats cùng các công viên quốc gia của nước này.

Phản ứng của châu Phi và phương Tây

Các chính phủ châu Phi ở mọi thể chế chính trị đều nhiệt liệt hoan nghênh sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở lục địa đen. Họ đánh giá cao không chỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế do đầu tư Trung Quốc mang lại mà còn cả việc nước này thực thi nhanh chóng các chương trình viện trợ, bất chấp sự quan ngại về nạn tham nhũng và tác động về môi trường.

Sahr Johnny, Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc, đã tổng kết một cuộc gặp với các nhà đầu tư Trung Quốc năm 2005 như sau:

"Nếu một nước G8 muốn tái thiết sân vận động, chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc họp. Người Trung Quốc chỉ đến và hành động. Họ không tổ chức họp về đánh giá tác động của môi trường, quản lý tồi hay xấu... Tôi không nói điều này là đúng, ý tôi là đầu tư của Trung Quốc thành công, bởi vì họ không đặt ra các tiêu chuẩn cao".

Nhiều chính phủ châu Phi cũng bày tỏ lo lắng khi các nhà đầu tư giá rẻ của Trung Quốc "xóa sổ" một số ngành công nghiệp địa phương, chẳng hạn ngành dệt may ưu tiên người lao động Trung Quốc hơn nhân công người Phi, hoặc không tuân thủ các luật lao động địa phương.

Hồi tháng 1/2008, Sierra Leone đã cấm xuất khẩu gỗ. Bộ trưởng Môi trường nước này nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng, nhiều công ty Trung Quốc đang tàn phá rừng và không hề tôn trọng pháp luật.

Hồi tháng 9/2006, một lực lượng đặc nhiệm của Liên minh châu Phi đã kêu gọi tất cả các bên đảm bảo rằng, Trung Quốc phải quan tâm hơn tới bảo vệ môi trường khi thực thi các dự án đầu tư của mình.

Kể từ năm 1980, nhiều ngân hàng phát triển đa phương đã chấp thuận các chính sách để giải quyết tác động về môi trường và xã hội từ các dự án của họ. Giới tài chính phương Tây lo ngại các ngân hàng Trung Quốc sẽ nhận một số dự án mà họ đã từ chối trước đó do những nguy hại khôn lường về môi trường.

Vào tháng 10/2006, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khi đó, ông Paul Wolfowitz, cảnh báo: "Gần 80% các ngân hàng thương mại thế giới tôn trọng Nguyên tắc Xích đạo khi họ rót tiền vào các dự án. Các ngân hàng Trung Quốc không làm như vậy. Sự thực là, họ tương đối mới lạ với loại hình hoạt động này ở châu Phi. Tuy nhiên, họ không nên phạm phải những sai lầm tương tự Mỹ và Pháp ở Zaire... Điều đó sẽ rất khủng khiếp, một vụ bê bối thực sự".

Cùng khoảng thời gian đó, Philippe Maystadt, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu, thậm chí còn chỉ trích các nhà tài chính Trung Quốc một cách thẳng thừng hơn nhiều, theo tờ Thời báo Tài chính. "Sự cạnh tranh của các ngân hàng Trung Quốc rất rõ. Họ không để tâm đến các điều kiện xã hội".

Phản ứng truyền thống của Trung Quốc trước những cáo buộc về tác động môi trường từ các dự án nước ngoài của họ là Trung Quốc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước khác.

Chính sách châu Phi của Trung Quốc hồi tháng 1/2006 nhấn mạnh rằng: "Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn độc lập của các nước châu Phi về con đường phát triển và sẽ tăng cường hỗ trợ các quốc gia châu Phi mà không kèm theo bất kỳ một điều kiện ràng buộc nào về chính trị".

  • Thanh Hảo (Theo allafrica.com)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,