221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1172478
Đại gia General Motors (GM) thừa nhận một tương lai bi đát
1
Article
null
Đại gia General Motors (GM) thừa nhận một tương lai bi đát
,

Hãng xe khổng lồ của Mỹ là General Motors (GM) vừa tự thừa nhận rằng, khả năng tồn tại của hãng là một dấu hỏi lớn, nếu như không có sự trợ giúp thêm từ chính phủ.

Tổng Giám đốc Rick Wagoner của General Motors Corp đầy ưu tư lo lắng. Ảnh AP.

Ngày 5/3, GM đã nộp bản giải trình tình hình kinh doanh dày 480 trang lên Uỷ ban chứng khoán Mỹ, sau khi hãng vừa công bố kết quả hết sức bi đát và làm giới đầu tư hoang mang.

Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm niềm tin người tiêu dùng, và doanh số thấp kỷ lục tại Mỹ cũng như thị trường nước ngoài, tập đoàn GM mới công bố lỗ ròng 9,6 tỷ USD trong quý 4 năm 2008.

Kết quả này cộng với tình hình kinh doanh trong 3 quý đầu năm, khiến tổng thua lỗ năm 2008 của GM lên đến 30,9 tỷ USD (mức cao thứ 2 trong suốt lịch sử 100 năm) so với chỉ 1,9 tỷ USD năm 2007.

Tổng doanh thu của GM năm 2008 đạt 149 tỷ USD, so với 180 tỷ USD năm 2007. Khoản tiền này dựa trên doanh số 8,35 triệu chiếc, giảm 11% (tương đương 1,01 triệu chiếc). Bên cạnh đó, theo những số liệu của GM, doanh số toàn cầu giảm 5% (tương đương 3,6 triệu chiếc) so với 2007.

Trong bản giải trình gửi Uỷ ban chứng khoán Mỹ, GM nêu rõ: “Những lo ngại về tương lai chưa rõ ràng của GM có thể sẽ khiến các nhà cung cấp linh kiện cho GM lo lắng và tiến hành đòi nợ sớm. Nếu chính phủ không hỗ trợ thì điều đó sẽ khiến cho tình hình càng thêm khó khăn với GM”.

"Việc không được nhận thêm hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ hoặc các chính phủ các nước mà GM có chi nhánh sẽ đẩy GM tới chỗ phải thu hẹp hoạt động hơn nữa, đóng cửa nhiều nhà xưởng hơn nữa và cắt giảm nhiều nhân công hơn nữa. Nhưng những việc này cũng không phải là bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của GM”, giải trình của GM có đoạn viết.

Thực tế thì việc đó đã xảy ra. Mới đây nhất, ngày 20/2, thương hiệu Saab tại thị trường Thụy Điển thuộc tập đoàn GM đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tại Đức, một công ty con khác của GM là Opel cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp từ phía các nhà chức trách.

Bộ phận của GM tại châu Âu mới đây cho hay sẽ cân nhắc việc bán cổ phẩn hoặc liên kết với bên thứ ba đối với các thương hiệu Opel và Vauxhall - thương hiệu của GM ở Anh. Cách đó chưa lâu, GM phủ nhận tin đồn sẽ bán lại các thương hiệu này. Tuy nhiên, tình hình xấu đi nhanh chóng đã khiến GM phải thay đổi chiến lược.

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ đứng trước nguy cơ sụp đổ nếu không được cứu trợ kịp thời. (Ảnh AFP)

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, GM có lẽ sẽ gặp khó khăn trong việc bán lại các thương hiệu trên trong bối cảnh thị trường xe hơi toàn cầu lao dốc, buộc các hãng sản xuất mới nổi ở Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí cũng phải cắt giảm chi phí để tồn tại.

Vậy nên mục tiêu hiện nay của GM là có được thêm 16,6 tỷ USD từ chính phủ Mỹ bên cạnh 13,4 tỷ USD vừa nhận được. Các quan chức cho biết GM cần ít nhất 30 tỷ USD để chống chọi với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Trong bản kế hoạch cải tổ toàn diện trình lên Nhà Trắng ngày 17/2, hãng xe lớn thứ hai thế giới dự định đóng cửa 5 nhà máy, cho 47.000 nhân viên nghỉ việc trong vòng 3 năm tới nhằm thuyết phục chính phủ Mỹ thông qua khoản vay 16,6 tỷ USD.

GM cũng cho biết, để đưa công ty trở về thời kỳ hưng thịnh sẽ là cả một quãng đường dài.

  • Nhật Vy (Theo Reuters, Market Watch, AFP, CNN)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,