221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1172364
Những tháng đầu năm, kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu
1
Article
null
Những tháng đầu năm, kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu
,

Đầu tàu kinh tế thế giới vẫn đi xuống khiến phần còn lại của thế giới cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Những tháng đầu năm vẫn đang cho thấy, kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu.

Mỹ - đầu tàu kinh tế thế giới vẫn đi xuống với tình trạng nhà đất, tín dụng, tiêu dùng đang u ám. Ảnh AP.


Đầu tàu kinh tế thế giới vẫn đi xuống

Trong báo cáo công bố ngày 4/3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết nền kinh tế đầu tàu thế giới trong hai tháng đầu năm 2009 vẫn tiếp tục suy yếu. Báo cáo đánh giá sản lượng, thu nhập của các công ty tiếp tục suy giảm trong khi người tiêu dùng đang thắt chặt và thị trường tín dụng vẫn gặp khó khăn.

Hoạt động xuất khẩu trầm lắng, trong khi sản xuất nội địa thì hầu hết các công ty đều sụt giảm sản lượng trong đó các công ty sản xuất thiết bị và vật liệu xây dựng chịu thiệt hại nặng nề nhất do nhu cầu bất động sản suy giảm. Đối với tài chính, nhiều ngân hàng cho biết nhu cầu vay của khách hàng giảm sút và họ vẫn phải thắt chặt nguồn tín dụng. Đáng chú ý, mãi lực về thiết bị và phần mềm giảm 29%, cho thấy rõ động thái cắt giảm chi tiêu trong doanh nghiệp.

"Mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn", Gus Faucher, Giám đốc bộ phận kinh tế vĩ mô của trang Economy.com thuộc hãng định mức tín nhiệm Moody bình luận. Cũng theo trang tin này, GDP của Mỹ có nguy cơ tiếp tục giảm 5% trong quý I năm nay.

TIN LIÊN QUAN
Trong lúc này, ngày càng có thêm những thông tin không thuận cho thị trường xuất hiện như GM lỗ kỷ lục, thất nghiệp mới của Mỹ vẫn vượt dự báo, doanh số nhà mới xây giảm...

Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đều tỏ ra bi quan và cho rằng nền kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi trước cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010.

Những vấn đề trên tiếp tục làm thất vọng giới đầu tư phố Wall nhiều ngày qua.

Phần còn lại của thế giới: đi theo đầu tàu

Đầu tàu kinh tế thế giới vẫn đi xuống như vậy khiến phần còn lại của thế giới cũng lâm vào tình trạng khó khăn. 

Số liệu chính thức do chính phủ Australia công bố ngày 4/3 cho thấy nền kinh tế này đang đứng trước nguy cơ suy thoái, lần đầu tiên trong 8 năm qua.

Cụ thể, kinh tế Australia đã ở mức tăng trưởng âm 0,5% trong quý 4-2008, thấp hơn các dự báo trước đó là nền kinh tế này chỉ chậm lại 0,1%. Như vậy, kinh tế Australia chỉ tăng trưởng 0,3% trong cả năm 2008.

Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này làm tiêu tan hy vọng kinh tế Australia sẽ tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, tại Đức, các ngành công nghiệp then chốt đều suy thoái. Khu vực công nghiệp chính là xương sống nền kinh tế và đóng góp tới 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đức, song đã bị thu hẹp.

Cụ thể, sản xuất xe hơi - ngành công nghiệp hạt nhân, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu với kinh tế Đức, với các "đại gia" tầm cỡ thế giới như Volkswagen (VW), Daimler, BMW, Opel và Mercedes đang trong cơn khủng hoảng trầm trọng đến mức Chính phủ đang phải xem xét mọi khả năng để cứu trợ các hãng chế tạo xe hơi tránh khỏi nguy cơ sụp đổ. Trong khi đó, ngành chế tạo máy và thiết bị kỹ thuật của Đức cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Ngành quan trọng thứ ba ở Đức là công nghiệp hóa chất cũng đang chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tháng 1/2009, doanh thu ngành này đã giảm rõ rệt và nhiều công ty rơi vào tình trạng bi đát.

Một đầu tàu kinh tế khác của châu Âu là Pháp hiện đã ngấm đòn nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế. Chính phủ dự báo nền kinh tế đất nước có thể sẽ giảm 1,5% và 300.000 việc làm dự kiến bị mất trong năm nay. Trong dự báo mới nhất, Chính phủ Pháp đã điều chỉnh giảm mạnh dự đoán về triển vọng của nền kinh tế đất nước, từ mức tăng 0,2-0,5% được đưa ra trước đó, xuống mức giảm 1,5%.

Tại châu Á, những thống kê công bố gần đây cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà các nước châu Á đang đối mặt.

Sản lượng công nghiệp Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong tháng 1/2009 và kinh tế Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất từ năm 2003 trong quý 4/2008. Đó là hai trong số những dấu hiệu mới nhất về sự xuống dốc của kinh tế châu Á trong bối cảnh các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trong khi đó, kinh tế Hàn Quốc đang sắp sửa rơi vào giai đoạn suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ trở lại đây. Quý 4/2008, kinh tế Hàn Quốc co lại 5,6%, mức sụt mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính 1998. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này đã chứng kiến mức sụt giảm sản lượng công nghiệp 18,6% trong tháng 12/2008 và mất 103.000 việc làm trong tháng 1, mức cắt giảm việc làm trong 1 tháng mạnh nhất trong 5 năm qua.

Ở Đông Nam Á, Malaysia hiện đang bước vào suy thoái nếu không triển khai nhanh chóng các biện pháp chống ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giới chuyên gia dự đoán mức tăng trưởng GDP của Malaysia sẽ âm 1,5% trong năm 2009, hoặc có thể xuống thấp hơn nữa.

Điều đó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.

  • Nhật Vy (Theo Reuters, Market Watch, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,