221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1164288
Người lao động Trung Quốc khốn đốn cảnh việc ít, lương thấp
1
Article
null
Người lao động Trung Quốc khốn đốn cảnh việc ít, lương thấp
,

Quốc Vũ Tiến có một hình xăm chữ Trung Quốc "giàu có" trên cánh tay trái. Nhưng chàng trai 20 tuổi này ngày càng lo lắng khi phải cạnh tranh việc làm với 10 triệu lao động trong nền kinh tế đang sụt giảm ở đại lục.

Người lao động Trung Quốc lũ lượt về quê dịp Tết nguyên đán mang theo nỗi lo công việc trong bối cảnh kinh tế sụt giảm (Ảnh THX)
Anh được mách về một công việc tại nhà máy sản xuất đồ chơi ở thành phố công nghiệp này. Thời gian tuyển dụng sắp hết.

“Tôi chỉ còn gần 400 nhân dân tệ (73 USD) trong túi, đủ để tôi sống trong một tuần”, anh nói khi bị "ép" trong chiếc xe bus chật ních, lao quá tốc độ xuống quốc lộ phía nam Trung Quốc. “Nếu không tìm thấy việc làm nào sau đấy, tôi phải quay về nhà và quanh quẩn trong trang trại quýt của gia đình”.

Đó là ngày thứ tư rong ruổi trên đường của Quốc trong đợt săn việc làm cao điểm của Trung Quốc, khi hàng triệu lao động nông thôn quay trở lại các nhà máy ở thành phố sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Họ đua nhau tìm việc, đua nhau vơ lấy một cơ hội kiếm tiền khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh tới Trung Quốc.

Trong những năm qua, lực lượng lao động phổ thông đổ dồn về các khu công nghiệp tỉnh Quảng Đông, thường được xem là "công xưởng thế giới". Nhưng nhu cầu dùng hàng Trung Quốc đã giảm mạnh. Tuần này, Trung Quốc cho biết, tháng trước, hàng xuất khẩu nước này đã giảm 17,5% so với năm ngoái. Khoảng 20 triệu trong số 130 triệu lao động di cư Trung Quốc mất việc làm năm 2008.

“Tất cả khởi nguồn tại Mỹ”, Quốc nói có vẻ am hiểu. “Người Mỹ làm đảo lộn mọi thứ và chúng tôi cần đối phó với điều đó”.

Nhiều việc làm vẫn tồn tại, đặc biệt cho những người có kinh nghiệm. Nhưng Cục lao động Quảng Đông đã cảnh báo rằng 9,7 triệu người di cư có thể phải quay lại địa phương, hai triệu người sẽ có không nhiều cơ hội tìm được việc làm.

Nhiều người mang theo số tiền chỉ đủ tồn tại khoảng một tuần, làm dấy nên những lo ngại về làn sóng tội phạm gây ra bởi đội quân thất nghiệp lưu động, sống lay lắt trong thành phố. Đồng thời có cả những quan ngại về sự bất ổn ở khu vực nông thôn, nếu các lao động thất nghiệp quay về nhà.

“Sức ép xã hội sẽ trở nên to lớn năm 2009”, Pieter Bottelier, giáo sư kinh tế học thuộc trường Johns Hopkins phát biểu trong hội nghị mới đây ở Washington.

Lương "bèo bọt"

Tại hội chợ việc làm ở Đông Quan, các ứng viên ngồi sau những tấm bảng lớn dán đầy thông cáo tuyển dụng của các nhà máy sản xuất mọi thứ từ iPods và đồ đạc tới giày thể thao adidas và Reebok.

Trương Ni, một ứng viên 23 tuổi, không ấn tượng lắm với việc này. Hầu hết các công việc đều chỉ trả mức lương tối thiểu là 770 nhân dân tệ/tháng. Trương tới từ tỉnh Hồ Bắc, không sẵn sàng với mức lương thấp đó, thậm chí dù cô đã tìm kiếm việc làm trong 5 ngày và gần như hết sạch tiền. Cô có năm năm kinh nghiệm làm việc trong các nhà máy điện tử.

“Tôi từng làm trong một nhà máy sản xuất ổ đĩa flash với mức lương 1.600 nhân dân tệ/tháng”, cô nói. “Bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc nếu được nhận 1.200 nhân dân tệ/tháng. Trước khi tới đây, tôi đã được giới thiệu một công việc với mức lương 700 nhân dân tệ/tháng tại nhà máy giày ở một thành phố khác. Tôi không thể chấp nhận mức lương đó. Thà ở nhà còn hơn”.

Người môi giới việc làm Mạnh Kim Bình đã chỉ trích cô và hai người bạn là quá "kén cá chọn canh". “Tôi đã giới thiệu cho các bạn vài công việc. Có khá nhiều việc để làm. Các bạn lại không thích”, Mạnh nói nhưng cũng thừa nhận, mức lương mà nhiều nhà máy trả không đủ sống.

Hàng trăm ngàn lao động đã tới thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông mỗi ngày, phần lớn đi bằng tàu hoà từ các tỉnh phía Bắc lạnh giá. Anh  Quốc, người lao động với hình xăm "giàu sang", tới Quảng Châu sau 15 giờ chật vật trên xe buýt.

Quốc cho hay, hành trình tìm việc của anh bắt đầu ở một nhà máy mỹ phẩm mà một người bạn nói họ đang cần tìm người làm. Nhưng nhà máy này chỉ trả lương khoảng 800 nhân dân tệ/tháng – một mức lương anh thấy quá thấp.

Người khác lại mách anh về một nhà máy sản xuất túi xách nữ, nhưng chỉ trả 20 nhân dân tệ/ngày cho 8 tiếng làm việc. “Đó là mức lương người ta trả trong thập niên 80. Đây là thời đại nào mà còn duy trì mức đó. Tôi thà về nhà còn hơn nhận mức lương dưới 1.000 nhân dân tệ/tháng”, anh bức xúc nói. “Các nhà máy này nghĩ họ có thể trả chúng tôi mức bèo bọt bởi khủng hoảng tài chính".

Quốc đi cùng 4 người bạn thời niên thiếu. Những người đàn ông trẻ gày gò trông như một ban nhạc đi lưu diễn với những mái đầu bù xù, quần jean đen bó sát. Sau hai ngày ở Quảng Châu, họ tìm đến một nhà máy đồ chơi ở Đông Quan đang cần thuê người.

Tới Đông Quan, các chàng trai trẻ thuê phòng trọ rẻ tiền giá 10 nhân dân tệ/đêm. Sáng hôm sau, Quốc đến nhà máy đồ chơi. Một tờ giấy trắng xé nham nhở dán trước cổng cho hay, nhà máy đang cần thuê lao động mới vào nghề ở độ tuổi từ 18 tới 35, không cần tốt nghiệp trung học. Thông báo tuyển dụng cảnh báo các ứng viên nộp hồ sơ có thể phải cam chịu cảnh lao động cực nhọc.

Sau 15 phút phỏng vấn, Quốc rất hứng thú với tin anh có thể chuyển vào nhà ở tập thể của nhà máy vào buổi tối và bắt đầu làm việc vào sáng hôm sau. “Tôi được trả 1.200 nhân dân tệ/tháng. Thật tuyệt, trên mức ranh giới tôi đặt ra”, anh nói.

Các bạn anh được một nhà máy gần đó chuyên sản xuất các thiết bị điện tử nhận làm. Họ ăn mừng bằng một bữa sáng với sữa đậu nành và mỳ.

  • Kỳ Thư (Theo Theglobeandmail)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,