221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1163926
Tại sao Hillary Clinton thăm Indonesia?
1
Article
null
Tại sao Hillary Clinton thăm Indonesia?
,
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 18/2 đã tới Indonesia, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du châu Á. Đây là một lựa chọn có tính biểu tượng rất quan trọng.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc họp báo ở Jarkata ngày 18/2. (Ảnh: THX)

Sự kiện này phát đi một thông điệp tới Đông Nam Á rằng, khu vực này sẽ không bị "bỏ mặc" và Tổng thống Barack Obama hy vọng cải thiện các mối quan hệ với thế giới Hồi giáo, bởi Indonesia là đất nước đông dân theo đạo Hồi nhất.

Tại sao chọn Indonesia?

Indonesia, đất nước đông dân thứ 4 trên thế giới, có nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á và là nước đi đầu trong "cuộc chiến chống khủng bố" do Mỹ đứng đầu, với những thành công đáng kể trong các hoạt động trấn áp các phần tử bạo lực sau hàng loạt vụ đánh bom chết người.

TIN LIÊN QUAN
Hợp tác với Indonesia trong lĩnh vực chống khủng bố là điều mà Washington mong muốn tiếp tục.

Mỹ là một đối tác thương mại quan trọng của Indonesia và có nhiều dự án đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và khai thác mỏ. Một số công ty đa quốc gia chọn Indonesia làm nơi đặt nhà máy sản xuất. 

Quan hệ Mỹ - Indonesia

Mặc dầu có nhiều vấn đề tồn tại giữa chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush và phần lớn thế giới Hồi giáo, nhưng các mối quan hệ của Washington với Indonesia vẫn tương đối tốt.

Tổng thống Bush đã thăm Indonesia nhiều lần. Hai đời ngoại trưởng dưới thời ông Bush cũng tới quốc đảo này vài lần.

Hải quân Mỹ đã cung cấp nhiều viện trợ cho Indonesia sau trận sóng thần khủng khiếp năm 2004 và Mỹ đã dần dỡ bỏ các hạn chế về bán và viện trợ quân sự vốn áp đặt vì các vấn đề nhân quyền.

"Yếu tố Obama"

Một điều đáng chú ý ở Indonesia đối với chính quyền Obama là đương kim Tổng thống Mỹ thời niên thiếu đã từng sống ở nước này vài năm. Bố dượng của ông là một người Indonesia và ông từng đi học ở một trường công tại Jakarta.

Chưa kể mối quan hệ Hồi giáo của bên nội Obama, ông chủ Nhà Trắng đã là một nhân vật rất nổi tiếng ở Indonesia. Nhiều người Indonesia xem ông là người con thực sự của dân tộc. Obama cũng từng điện đàm với Tổng thống Yudhoyono bằng tiếng Indonesia.

Các chủ đề chính


Bên cạnh việc khuyến khích Indonesia tiếp tục các nỗ lực chống khủng bố, Ngoại trưởng Clinton có thể sẽ bày tỏ lo lắng về những ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn của các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Indonesia công nhận một số tôn giáo khác ngoài đạo Hồi và hầu hết người Hồi giáo ở nước này là ôn hòa. Tuy nhiên, một số ít có quan điểm cứng rắn đang làm xói mòn truyền thống khoan dung. Một số vùng miền ở Indonesia còn chấp nhận luật Hồi giáo.

Indonesia nhiều khả năng sẽ yêu cầu Mỹ viện trợ thêm về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, dù Mỹ đã dỡ bỏ các hạn chế về bán vũ khí, Jakarta vẫn có thể quay sang hướng khác cho các hợp đồng vũ khí lớn - chẳng hạn như mua chiến đấu cơ của Nga.

Mỗi chính phủ có thể sẽ kêu gọi bên kia tiếp tục mở cửa kinh tế hướng tới xuất khẩu, ngay cả khi họ phải chịu nhiều áp lực trong nước là phải bảo hộ nội địa hơn nữa do khủng hoảng kinh tế.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phi năng lượng sang Mỹ của Indonesia đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2008 và thương mại hai chiều đạt 20,2 tỷ USD. Tuy nhiên, Jakarta đang lo ngại về một sự sụt giảm trong xuất khẩu một số mặt hàng then chốt của nước này như dầu cọ, cao su... tới các quốc gia phát triển.

Nhiều công ty lớn của Mỹ hiện đang hoạt động ở Indonesia. Jakarta muốn nhận thêm đầu tư trong khi Washington muốn chấm dứt những gì mà họ coi là xu hướng thiên vị cho các hãng bản địa và tình trạng tham nhũng lan tràn đang làm méo mó nền kinh tế Indonesia.

  • Thanh Hảo (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,